Trung Quốc triển khai sáng kiến thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp trong khuôn khổ RCEP
Ngày 5/2, Hội đồng doanh nghiệp Trung Quốc- ASEAN (China-ASEAN Business Council, CABC) và các hiệp hội doanh nghiệp trong nước Trung Quốc đã phối hợp triển khai Sáng kiến Cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc cùng thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), phản ánh mong mỏi thúc đẩy hơn nữa hợp tác hữu nghị trong cộng đồng doanh nghiệp khu vực.
Theo CABC, Chủ tịch điều hành CABC Xu Ningning cho biết trong vòng 2 tháng qua, sau khi ký kết RCEP, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) đã lên kế hoạch đẩy mạnh các công việc trong nước để triển khai hiệu quả RCEP trong 3 cuộc họp của chính phủ.
Với việc triển khai sáng kiến trên, cộng đồng công nghiệp và thương mại Trung Quốc không chỉ cho thấy phản ứng chủ động trong triển khai những yêu cầu từ chính phủ mà còn gửi đi thông điệp tích cực tới các đối tác tại các nước thành viên RCEP về tăng cường hợp tác rộng mở.
Sáng kiến trên nhấn mạnh các cộng đồng doanh nghiệp của các quốc gia thành viên RCEP hiểu rõ tầm quan trọng của hiệp định. Qua đó, các cộng đồng doanh nghiệp sẵn sàng đón nhận những cơ hội phát triển bằng cách thúc đẩy hợp tác công nghiệp, mở rộng thương mại và đầu tư, tận dụng điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường, cũng như giải phóng tiềm năng của các doanh nghiệp như những nhân tố chính trong hợp tác kinh tế và thương mại, với tinh thần hỗ trợ lẫn nhau và hợp tác chống lại những tác động của đại dịch COVID-19.
RCEP gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Sau hàng chục vòng đàm phán và thảo luận kéo dài 8 năm, hiệp định được ký ngày 15/11/2020 tại Hội nghị cấp cao RCEP lần thứ 4, diễn ra trực tuyến trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan từ ngày 12-15/11, do Việt Nam, nước chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì.
Hiệp định được kỳ vọng sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới, trong đó 15 thành viên của RCEP chiếm 47,4% dân số thế giới, đóng góp khoảng 1/3 Tổng sản phẩm (GDP) toàn cầu, 29,1% thương mại thế giới và 32,5% đầu tư toàn cầu. Ước tính, việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong khuôn khổ RCEP sẽ làm tăng GDP của khu vực châu Á - Thái Bình Dương thêm 2,1% và GDP thế giới thêm 1,4%.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các kiến nghị cải cách nâng cao hiệu quả thực thi RCEP
12:33' - 20/01/2021
Báo cáo nhằm tiến hành đánh giá hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam với các đối tác trong khu vực RCEP; xác định những vấn đề thể chế và cơ cấu đối với hoạt động thương mại và đầu tư...
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định RCEP: Cơ hội phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt ra thế giới
15:16' - 15/01/2021
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là cơ hội tốt để Việt Nam đầu tư phát triển và đẩy mạnh chuỗi giá nông sản ra khu vực và thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Sri Lanka đảm bảo sẽ sớm có đủ nhiên liệu
17:19' - 16/05/2022
Ngày 16/5, Bộ trưởng Điện và Năng lượng Sri Lanka, ông Kanchana Wijeskera đảm bảo rằng nước này sẽ sớm có đủ nhiên liệu để phục vụ nhu cầu của người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Belarus thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm do lệnh trừng phạt của phương Tây
14:25' - 16/05/2022
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Belarus đã khiến nước này thiệt hại hàng chục tỷ USD mỗi năm do hoạt động xuất khẩu hàng hóa bị cản trở.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt đáng kể trong tháng Tư
14:21' - 16/05/2022
Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia, doanh số bán lẻ trong tháng Tư giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020.
-
Kinh tế Thế giới
Israel: Lạm phát lên mức cao nhất trong gần 11 năm
11:18' - 16/05/2022
Cục Thống kê Israel cho biết trong tháng Tư tỷ lệ lạm phát nước này tăng 4% so với cùng kỳ năm trước và 0,8% so với tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực
10:33' - 16/05/2022
Các nền kinh tế thành viên của APEC không nên chậm trễ trong việc phục hồi tiến trình hội nhập châu Á - Thái Bình Dương, vốn được xem là khu vực năng động nhất trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu trong vòng xoáy lạm phát đình trệ
08:34' - 16/05/2022
Kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ, khi lạm phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ ở nhiều quốc gia, còn dự báo tăng trưởng kinh tế đang xấu đi nhanh chóng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia chuẩn bị các “bộ đệm” chống lạm phát
17:17' - 15/05/2022
Theo tờ Jakarta Post, Chính phủ Indonesia đang chuẩn bị ngân sách cho các “bộ đệm” chống lạm phát nhằm duy trì sức mua trong nước và giữ đà phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản tiếp tục tham gia các dự án năng lượng lớn của Nga
16:29' - 15/05/2022
Nhật Bản không rút khỏi hai dự án năng lượng lớn ở ngoài khơi đảo Sakhalin của Nga và chính sách này không đi ngược với các biện pháp trừng phạt với Moskva liên quan tới khủng hoảng Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
EU phác thảo kế hoạch mua khí đốt từ Nga
13:45' - 15/05/2022
Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị đưa ra giải pháp cho các nhà nhập khẩu khí đốt của khối này để tránh vi phạm lệnh trừng phạt khi mua nhiên liệu từ Nga.