Hiệp định RCEP: Cơ hội phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt ra thế giới
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội nghị RCEP - Cơ hội thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản Việt Nam với thị trường thế giới do Hiệp hội Trang trại Việt Nam tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15/1.
Ông Lê Duy Minh, Chủ tịch Hiệp hội trang trại Việt Nam cho biết, thời gian qua ngành nông nghiệp nước ta tiếp tục chủ động hội nhập sâu rộng nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn.
Điển hình trong năm 2020, ngành nông nghiệp phải đối mặt với những khó chưa từng có trong lịch sử, ảnh hưởng của đại dịch bệnh COVID – 19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản.
Bên cạnh đó, tác động của dịch bệnh, biến đổi khí hậu cũng gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, thị trường nhiều mặt hàng nông sản vẫn có xu hướng giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, nhiều nước gia tăng áp dụng các biện pháp bảo hộ, hàng rào kỹ thuật…
Năm 2020 cũng là năm mà Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định kinh tế quan trọng, đưa quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế của Việt Nam bước sang một giai đoạn mới với những cơ hội được mở rộng thị trường xuất khẩu, gia tăng triển vọng thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Trong đó, Hiệp định RCEP được đánh giá là FTA lớn nhất thế giới, với quy mô khoảng 2,2 tỷ người tiêu dùng và chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu (26,2 nghìn tỷ USD).
Đây là tín hiệu rất tích cực trong bối cảnh dịch COVID-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Theo ông Lê Duy Minh, các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại, giảm thiểu các rào cản thương mại của RCEP được kỳ vọng sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới.
Hiệp định RCEP có hiệu lực sẽ thúc đẩy sự phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp phát triển kinh tế của các nước thành viên hiệp định; trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, các FTA nói chung và Hiệp định RCEP nói riêng cũng đặt ra không ít thách thức phải vượt qua.
Để tận dụng được các cơ hội về thương mại và đầu tư, các doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại, hợp tác xã cần đáp ứng một loạt những yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm.
Thêm vào đó, các nhà sản xuất Việt Nam sẽ buộc phải cạnh tranh trong nước với một loạt hàng hóa mới có giá thành thấp hơn, do đó phải giảm giá và giảm lợi nhuận để cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ một chuỗi cung ứng lớn hơn và lâu đời hơn.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam phân tích, Hiệp định RCEP giúp doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam bước vào một thị trường quy mô lớn nhất thế giới; trong đó, Việt Nam có thể là một trong những quốc gia nhận được nhiều lợi ích từ Hiệp định RCEP do hầu hết những nước tham gia vào hiệp định đều có nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh của Việt Nam như nông, thuỷ sản...
Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực này, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand...
Các tiêu chuẩn nhập khẩu , thị hiếu tiêu dùng giữa các nước cũng khá tương đồng. Hơn nữa, khoảng cách địa lý của các nước nội khối không quá xa nên chi phí logistics thấp hơn, giao thông vận chuyển hàng dễ dàng hơn so với các thị trường khác như Mỹ, Châu Âu…
“Mặc dù vậy, sức ép cạnh tranh hàng hoá trong RCEP là rất lớn vì nhiều đối tác trong khu vực có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam nhưng năng lực cạnh tranh mạnh hơn. Hiện chất lượng, hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm Việt còn khiêm tốn… Sức ép này không chỉ diễn ra trên thị trường xuất khẩu mà thị trường nội địa cũng tương tự. Các mặt hàng rau quả ngoại có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và đạt vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ cạnh tranh, thậm chí sẽ tràn vào thị trường Việt Nam nhiều hơn. Trong khi đó, người Việt vốn có tâm lý ưa chuộng hàng ngoại.”, ông Đặng Phúc Nguyên nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T chia sẻ, lợi ích trước mắt mà Hiệp định RCEP mang lại là tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu thêm cho nhiều mặt hàng nông sản, rau quả hơn trước đây.
Điển hình như thị trường Trung Quốc hiện chỉ cho phép 10 mặt hàng rau quả tươi xuất khẩu chính ngạch thì sắp tới có thể sẽ được mở rộng thêm các mặt hàng tươi khác như sầu riêng, chanh dây, bưởi, bơ, vú sữa, mận roi…
Các thị trường khác như Nhật, Hàn dù đã đàm phán xuất khẩu lâu năm nhưng mới có 2,3 loại nông sản tươi được xuất khẩu. Với RCEP, việc đàm phán cho các loại nông sản, trái cây mới có thể nhanh hơn và thuận lợi hơn. Đây là điểm cốt lõi và mong chờ của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, thông qua các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ giá trị trong khu vực RCEP cùng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại của các nước thành viên cũng tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới; trong đó, việc đẩy mạnh sản xuất hàng nông sản an toàn theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ ngày càng phổ biến.
"Những doanh nghiệp nào có nền tảng phát triển tốt, sản phẩm chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường sẽ có cơ hội cạnh tranh tốt hơn. Ngược lại doanh nghiệp sản xuất đại trà, bán thứ mình có sẽ rất khó tồn tại, không chỉ ở thị trường xuất khẩu mà còn bị nông sản nhập khẩu đánh bật ngay tại thị trường nội địa.
Do đó, doanh nghiệp cần nhìn nhận các FTA nói chung, RCEP nói riêng là cơ hội và động lực nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện việc quản lý chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng tốt hơn.", ông Tùng chia sẻ thêm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
RCEP: Chiến lược mà doanh nghiệp cần có là gì?
18:56' - 22/12/2020
Hiệp định RCEP vừa được ký bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và năm quốc gia mà ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại tự do gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng ưu đãi từ Hiệp định RCEP vẫn là bài toán khó với ngành dệt may
17:05' - 05/12/2020
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng mở rộng thị trường xuất khẩu cho các ngành hàng trong nước; trong đó, có ngành dệt may.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
12:29' - 15/11/2020
Trưa 15/11,15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cắt giảm phát thải và sản xuất bền vững cho ngành gỗ
16:47'
Tín hiệu tích cực là trong ngành gỗ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động triển khai kiểm kê khí nhà kính để sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường trong ESG, hướng tới phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển điện hạt nhân: Đảm bảo nhiệm vụ kép
16:44'
Chính phủ nhận định việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng, giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội kết nối công nghệ số giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh
16:33'
Ngày 29/11, UBND Tp. Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong nông nghiệp – cơ hội kết nối công nghệ giữa Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh”.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng tầm hợp tác giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
16:12'
Tiềm năng hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn và các địa phương cũng kỳ vọng rất nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chính sách tài chính tạo động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam
16:11'
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật
16:01'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2025
15:56'
Ngày 29/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thu hút hơn 2 tỷ USD vốn FDI
14:58'
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh thu hút được hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động dự án điện hạt nhân: Xu hướng tất yếu, nâng tầm quốc gia
14:38'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, có điện hạt nhân sẽ đảm bảo an ninh năng lượng, nâng tầm vị thế quốc gia. Do đó cần xây dựng lộ trình, quy định rõ ràng, có chính sách đặc thù để triển khai hiệu quả.