Trung Quốc trong sự thay đổi về cấu trúc kinh tế Mỹ Latinh (Phần 2)
Nếu quan sát các xu hướng biến thiên kinh tế về dài hạn, có thể thấy tỷ lệ của tổng thâm hụt thương mại với Trung Quốc trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực là tương đối ổn định, từ mức 0,2% năm 1996 tới mức 0,7% vào năm 2016.
Một trong những ngành chịu nhiều tác động tiêu cực nhất từ sự cạnh tranh của Trung Quốc là ngành dệt may. Một bên là các nước Trung Mỹ và Mexico từng được hưởng lợi trong vài năm nhờ Thỏa thuận Đa sợi để cung cấp cho thị trường Mỹ, giờ đây chịu sự cạnh tranh của Trung Quốc tại thị trường này. Mặt khác, các thỏa thuận tự do giữa Chile (2006) và Peru (2010) với Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất dệt may của các nước này. Nguy cơ đó lan sang các lĩnh vực khác khi nói về các nền kinh tế đa dạng hơn, như Argentina hay Brazil. Từ góc độ này, tương lai của Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) là một trong những đề tài tranh cãi lớn giữa các khối tư bản mong muốn một sự hội nhập quốc tế đa dạng hơn.Cũng giống như hoạt động trao đổi thương mại, các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc đổ vào Mỹ Latinh đã tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt từ sau năm 2010, khi Bắc Kinh xác định chiến lược “Trung Quốc hướng toàn cầu”, mà sau đó được củng cố với dự án Vành đai và Con đường. Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nhật Bản. Nếu các tập đoàn đa quốc gia của các nước phát triển chia sẻ nhiều điểm tương đồng thì các tập đoàn đa quốc gia của Trung Quốc có những điểm rất riêng. Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với luồng FDI do các tập đoàn quốc doanh thực hiện. Có 89% số doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài thuộc sở hữu tư nhân, song có tới 63% cổ phần của những doanh nghiệp này nằm trong tay các doanh nghiệp nhà nước. Luồng FDI hàng năm của Trung Quốc đã tăng tới 45% kể từ năm 2012, nhưng đầu tư vào khu vực Mỹ Latinh vẫn khá trì trệ. FDI của quốc gia đông dân nhất thế giới vào Mỹ Latinh là rất khiêm tốn trong thập niên 1990 và thập niên đầu của thế kỷ này. Năm 2010, các doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành một loạt thương vụ mua lại và sáp nhập các công ty dầu khí của Argentina và Brazil. Nhưng ngoài những hoạt động này, việc phân bổ FDI của Trung Quốc tại Mỹ Latinh khá ổn định trong những năm qua và tập trung hầu hết vào Brazil, Peru, “bỏ quên” phần lớn các nước đang nhận nguồn FDI lớn từ nơi khác như Colombia, Chile hay Mexico.Gần 90% vốn FDI mà Trung Quốc đổ vào Mỹ Latinh giai đoạn 2010 - 2015 được dành cho công nghiệp khai khoáng. Các công ty dầu khí Trung Quốc giờ đây có mặt ở phần lớn các nước xuất khẩu dầu thô và khí đốt trong khu vực. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Venezuela và Ecuador, nhưng tại 2 nước này, hoạt động khai thác và sản xuất dầu khí nằm trong tay các công ty quốc doanh. Do những tính toán về kinh doanh, các công ty dầu khí Trung Quốc bán phần lớn lượng dầu Mỹ Latinh do họ kiểm soát cho Mỹ và các khách hàng trong khu vực này, sau đó mua nhiên liệu từ các thị trường gần gũi hơn về địa lý. Nhưng từ góc độ này, điều đáng chú ý là quyền kiểm soát ít ỏi của các doanh nghiệp Trung Quốc đối với nguồn dầu của Colombia và sự vắng mặt hoàn toàn của họ trong hoạt động khai thác và kinh doanh dầu khí tại Mexico, hai trong số 4 nước sản xuất dầu khí lớn nhất khu vực. Điều này cho thấy hai quốc gia trên đang chịu ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ đậm nét nhất tại khu vực. Ngành nông nghiệp và thủy sản cũng nhận được một số đầu tư từ Trung Quốc, nhưng các thông tin công khai không rõ ràng. Một số dự án nông nghiệp lớn đã bị hủy sau khi các chính phủ Mỹ Latinh và các tổ chức xã hội dân sự có các ý kiến trái chiều. Khía cạnh gây tranh cãi nhất liên quan các khoản đầu tư vào nông nghiệp là việc thu mua đất. Có thể nói, sự trỗi dậy ở cấp độ toàn cầu của Trung Quốc đã tạo ra những triển vọng đáng kể, trước hết là ở ý nghĩa giảm bớt những hạn chế bên ngoài đối với các nền kinh tế Mỹ Latinh. Tuy nhiên, vai trò của Mỹ Latinh đối với Trung Quốc thuộc loại tương đối "thứ yếu" xét theo khía cạnh hội nhập thương mại và điểm nhận đầu tư. Từ quan điểm của Trung Quốc, mối quan hệ tương tác với khu vực này thuần túy mang tính nguồn cung nguyên liệu thô. Chính vì vậy, việc tăng cường quan hệ kinh tế với Bắc Kinh sẽ không giúp cải thiện các mô hình hội nhập quốc tế vốn có của Mỹ Latinh và khó có thể tạo ra sự thay đổi về cấu trúc kinh tế của khu vực này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh và các nước đang phát triển
08:25' - 22/01/2019
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 21/1 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh xuống còn 2% trong năm nay do nguồn vốn ở các nền kinh tế mới nổi trong khu vực thấp.
-
Doanh nghiệp
Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Mỹ Latinh sẽ tăng mạnh
06:09' - 24/12/2018
Oxford Economics vừa đưa ra dự báo các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Mỹ Latinh sẽ tăng mạnh trong hai năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Sức nặng của Mỹ Latinh trong “Vành đai và Con đường”
06:30' - 16/11/2018
Trung Quốc đã cho thấy mối quan tâm về kinh tế và địa chính trị tại nhiều nước Mỹ Latinh với minh chứng rõ nhất là sức nặng hiện tại của thương mại song phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.