Trung Quốc và bài toán giảm áp lực nợ cho chính quyền địa phương
Theo tờ “Minh báo” của Khu Hành chính Đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua biện pháp giảm nợ mạnh nhất trong những năm gần đây, giải quyết vấn đề nợ ẩn của địa phương bằng cách tăng trần nợ của chính quyền địa phương và phát hành trái phiếu đặc biệt, lên đến 10.000 tỷ nhân dân tệ (1.400 tỷ USD).
Thị trường kỳ vọng Bắc Kinh sẽ bơm hàng nghìn tỷ nhân dân tệ để trực tiếp kích thích nền kinh tế, nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này không công bố thông tin liên quan nào. Điều này khiến các nhà đầu tư có phần thất vọng.Tuy nhiên, xét từ góc độ giải quyết rủi ro nợ của địa phương về dài hạn, quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thực sự rất quan trọng bởi áp lực đối với tài chính địa phương giảm bớt mới có thể giải phóng nhiều nguồn lực hơn, để xóa nợ cho doanh nghiệp cũng như đưa ra nhiều biện pháp mang lại lợi ích cho người dân, từ đó gián tiếp thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp và tiêu dùng của hộ gia đình.Việc ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump thắng cử trong cuộc đua vào vị trí Tổng thống Mỹ lần thứ 47 đã mang lại triển vọng thay đổi cho nền kinh tế toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ có sự chuẩn bị về chính sách, các biện pháp và quy mô kích thích kinh tế để đáp lại những gì mà ông Trump sẽ làm sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào năm tới.Tập trung vào vấn đề nợ địa phương
Có thể nói những tin tức ảnh hưởng đến tình hình kinh tế được quan tâm trong vài ngày gần đây lần lượt đến từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, sau đó là cuộc họp về cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc. Ông Trump một lần nữa đã chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng và nguy cơ căng thẳng thương mại Trung-Mỹ có thể quay trở lại. Mặc dù Fed đã cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào hôm 8/11 như dự đoán, nhưng với việc ông Trump lên cầm quyền, xu hướng lãi suất của Mỹ trong tương lai sẽ khó đoán định.Một số nhà giao dịch và giới phân tích hy vọng rằng cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc có thể đưa ra các biện pháp tài khóa mạnh tay hơn để kích thích nền kinh tế, từ đó có đủ năng lực để đối phó với một Chính phủ Mỹ do ông Trump điều hành.Vào tháng 9/2024, Bộ Chính trị Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường điều chỉnh ngược chu kỳ của chính sách tài chính và tiền tệ, thúc đẩy thị trường vốn và ổn định thị trường bất động sản. Tuy nhiên, cuộc họp báo của lãnh đạo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia và Bộ Tài chính chỉ nhấn mạnh sẽ đưa ra một loạt chính sách và biện pháp mới, song không đề cập đến số tiền đầu tư cụ thể. Những người tham gia thị trường sau đó đặt kỳ vọng vào cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết thúc ngày 8/11, nhưng những gì được công bố sau cuộc họp là quy mô giảm nợ.Cuộc họp đã thông qua việc tăng trần nợ của chính quyền địa phương lên 6.000 tỷ nhân dân tệ để hoán đổi khoản nợ ẩn hiện có. Quá trình được thực hiện trong ba năm, nghĩa là mỗi năm tăng 2.000 tỷ nhân dân tệ. Trái phiếu chính quyền địa phương ở Trung Quốc có thể được chia thành "trái phiếu thông thường" và "trái phiếu đặc biệt", trong đó "trái phiếu thông thường" đề cập đến trái phiếu được phát hành để giảm bớt tình trạng thiếu vốn và được đảm bảo bằng doanh thu tài chính địa phương, còn "trái phiếu đặc biệt" đề cập đến trái phiếu được phát hành để gây quỹ xây dựng một dự án cụ thể nào đó và được đảm bảo bằng thu nhập sẽ có được sau khi hoàn thành dự án.Lần này, các cơ quan chức năng đã sắp xếp toàn bộ hạn mức nợ mới thành hạn mức “nợ đặc biệt” nhằm giúp công tác quản lý tài chính địa phương linh hoạt hơn, giúp chính sách sớm phát huy vai trò. Ngoài ra, Trung Quốc đã quyết định từ năm 2024, mỗi năm 800 tỷ nhân dân tệ sẽ được phân bổ từ trái phiếu đặc biệt mới được bổ sung của chính quyền địa phương để sử dụng riêng nhằm giải quyết nợ cho đến năm 2028, nghĩa là tổng số nợ tiềm ẩn có thể thay thế là 4.000 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm.Bộ trưởng Tài chính Lam Phật An cho biết sự sắp xếp này có thể giảm đáng kể quy mô nợ ẩn mà chính quyền địa phương cần phải giải quyết trong những năm gần đây, cho phép chính quyền địa phương trút bỏ gánh nặng.Cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tiết lộ các biện pháp cụ thể, phản ứng của cả đồng nhân dân tệ ở nước ngoài và chỉ số chứng khoán Hang Seng cho thấy thị trường đang thất vọng. Chính quyền Trung Quốc đã cố gắng hạ nhiệt kỳ vọng của thị trường thông qua các báo cáo truyền thông nước ngoài, bao gồm cả việc cho biết sẽ không có cái gọi là “động thái lớn” nào để kích thích nền kinh tế mà thị trường đang kỳ vọng trong năm nay.Trên thực tế, quyết định này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết rủi ro nợ của địa phương và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững về lâu dài. Bộ trưởng Tài chính Lam Phật An mô tả đây là điểm nổi bật của một loạt chính sách mới trong năm nay, phản ánh sự thay đổi cơ bản trong tư duy của chính quyền về giảm nợ, từ ứng phó khẩn cấp trước đây sang chủ động giải quyết.Các biện pháp tài khóa trung ương sẽ được thực hiện sau khi lập kế hoạchNợ ẩn của chính quyền địa phương bao gồm khoản tiền mà chính quyền và các ban ngành vay thông qua các cơ quan và tổ chức trực thuộc, doanh nghiệp nhà nước hoặc các nền tảng tài chính khác ngoài giới hạn nợ chính phủ theo luật định. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã nới lỏng việc bố trí tài chính cho chính quyền địa phương nhằm ổn định tăng trưởng, sau đó nợ địa phương tăng nhanh và vấn đề nợ ẩn đã thu hút sự chú ý đặc biệt.Nhằm ngăn ngừa rủi ro, từ năm 2019, Trung Quốc cho phép chính quyền địa phương phát hành trái phiếu tái cấp vốn để thay thế nợ ẩn, quy mô phát hành nợ lũy kế cho đến nay là khoảng 4.000 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, áp lực tài chính địa phương vẫn không giảm, thay vào đó, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn do các khoản chi chống dịch COVID-19 khổng lồ và thu nhập liên quan đến bất động sản giảm mạnh do vấn đề cải tạo nhà ở trong nước.Do lãi suất của khoản nợ ẩn cao hơn nhiều so với lãi suất nợ theo luật định của chính phủ, nên chính quyền địa phương càng có nhiều khoản nợ ẩn thì áp lực tài chính càng lớn.
Bản chất của việc hoán đổi nợ là đánh đổi thời gian lấy không gian, tức là chuyển khoản nợ lãi suất cao có thời gian còn lại ngắn thành khoản nợ lãi suất thấp có thời gian còn lại dài hơn. Hội nghị công tác kinh tế trung ương Trung Quốc cuối năm ngoái đề cập đến ba rủi ro lớn về kinh tế, tài chính phải giải quyết, gồm bất động sản trong nước, các tổ chức tài chính vừa và nhỏ và rủi ro nợ của chính quyền địa phương.Lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua biện pháp giảm nợ mạnh nhất trong những năm gần đây, điều này sẽ giúp giảm áp lực nợ ngắn hạn và trung hạn của chính quyền địa phương bằng cách hoán đổi nợ ẩn, chính quyền địa phương dự kiến sẽ tiết kiệm được khoảng 600 tỷ nhân dân tệ tiền lãi vay trong 5 năm tới.Sau khi áp lực tài chính địa phương giảm bớt, đương nhiên sẽ có nhiều dư địa hơn để huy động các nguồn lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế và bảo vệ sinh kế của người dân, bao gồm trả nợ cho doanh nghiệp và đưa ra nhiều biện pháp mang lại lợi ích cho người dân nhằm thúc đẩy tiêu dùng. Từ góc độ này, ngoài việc giảm rủi ro, biện pháp giảm nợ này còn có thể gián tiếp thúc đẩy nhu cầu trong nước, cải thiện dòng tiền của doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy nhu cầu đầu tư.Các cơ quan chức năng nhấn mạnh sẽ kiên quyết hạn chế các khoản nợ tiềm ẩn mới và coi đó là “kỷ luật sắt”, nêu rõ quyết tâm của chính phủ trong việc kiểm soát chặt chẽ rủi ro nợ của địa phương, để không còn trở thành hiểm họa tiềm ẩn cho phát triển kinh tế bền vững.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04'
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30'
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.