Trung Quốc: Vũ khí mới trong chiến tranh kinh tế
Theo hãng tin Pháp AFP, từ lâu việc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm như xoài, than đá và cá hồi vốn là cách Trung Quốc sử dụng để trừng phạt các nước không tuân theo quan điểm chính trị của mình.
Nhưng giờ đây, Bắc Kinh còn có thể gây tổn thất cho các nước khác bằng cách giảm số lượng đông đảo người dân Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, trong đó chủ yếu là Hàn Quốc và Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).
Theo các nhà phân tích, những động thái của Trung Quốc gần đây nhằm phản đối Hàn Quốc vì nước này đồng ý để Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở bán đảo Triều Tiên cho thấy việc Bắc Kinh sử dụng sức mạnh kinh tế để gây sức ép đối với Seoul.
Bắc Kinh đã cấm các công ty lữ hành Trung Quốc tổ chức đưa người dân trong nước đi du lịch Hàn Quốc. Điều này đã gây trở ngại đối với thị trường du lịch Hàn Quốc cũng như các cửa hàng miễn thuế của tập đoàn bán lẻ khổng lồ Lotte. Tập đoàn này đã trao quỹ đất của mình cho Chính phủ Hàn Quốc để lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa gây tranh cãi tại nước này.
Hàng chục cửa hàng Lotte ở Trung Quốc đã bị đóng cửa và các cuộc biểu tình diễn ra khắp Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng sức ép buộc Seoul phải từ bỏ Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Trung Quốc coi là mối đe dọa đối với năng lực quân sự của nước này.
Tập đoàn Lotte cũng đã chịu nhiều tổn thất trong các dự án liên doanh với Trung Quốc. Cụ thể, Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh dừng dự án hợp tác với Hàn Quốc xây dựng công viên giải trí trị giá 2,6 tỷ USD. Ngoài ra, các trang web của tập đoàn này cũng bị tấn công.
Theo báo cáo của Công ty lữ hành quốc tế Hàn-Trung có trụ sở tại Seoul, lượng khách hàng của công ty trong những tháng gần đây đã giảm 85% do Trung Quốc chỉ trích Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.
Số lượng khách hàng trung bình mỗi tháng của công ty này đạt khoảng 4.000 người (chủ yếu là người Trung Quốc), nhưng con số này đã giảm xuống khoảng 500 người sau khi Bắc Kinh cảnh báo người dân về những rủi ro khi đi du lịch Hàn Quốc và yêu cầu các công ty lữ hành trong nước dừng tổ chức các chuyến du lịch tới Hàn Quốc.
Na Uy đã rút ra bài học sâu sắc từ vấn đề này. Sau khi Ủy ban Nobel có trụ sở tại Oslo trao Giải thưởng Nobel Hòa bình 2010 cho Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) - nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc đã từng bị giam giữ, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu cá hồi của Na Uy. Quan hệ giữa hai nước chỉ trở lại bình thường sau khi Oslo cam kết tôn trọng chính sách một Trung Quốc và toàn vẹn lãnh thổ của nước này.
Tượng tự như Na Uy, Trung Quốc đã nhiều lần áp đặt các biện pháp cứng rắn đối với Mông Cổ, nhất là cấm hoạt động vận chuyển than qua khu vực biên giới để trả đũa việc Mông Cổ cho phép lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) - người hiện đang sống lưu vong và bị Trung Quốc coi là phần tử ly khai tới thăm đất nước này vào tháng 11/2016. Động thái này đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với ngành khai thác mỏ của Mông Cổ.
Đối với Đài Loan, ngành du lịch của vùng lãnh thổ này đã giảm mạnh khi quan hệ hai bờ eo biển trở nên xấu hơn. Hiệp hội khách sạn Đài Loan cho biết số lượng du khách Trung Quốc tới Đài Loan trong những tháng gần đây đã giảm 50%, đồng thời cảnh báo “tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn”.
Tuy nhiên, Trung Quốc có thể từ bỏ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những nước tuân thủ yêu cầu của họ. Trung Quốc đã bãi bỏ lệnh cấm vận đối với 27 công ty xuất khẩu hoa quả của Philippines, sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố “xa rời” Mỹ nhân chuyến thăm của ông tới Trung Quốc vào tháng 10/2016. Trước đó, Trung Quốc áp đặt lệnh cấm vận này nhằm trừng phạt Manila vì quan điểm của nước này trong vấn đề Biển Đông gây bất lợi cho Trung Quốc.
Hàn Quốc cũng mong muốn nhận được kết quả tương tự như Phillipines. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống, ông Moon Jae-In đã cử đặc phái viên Lee Hae-Chan tới Trung Quốc trong nỗ lực nhằm hàn gắn quan hệ với Bắc Kinh.
Ông Jean-Pierre Cabestan, giáo sư trong lĩnh vực khoa học chính trị thuộc Đại học Hong Kong Baptist cho biết “Đó là kiểu chính sách cây gậy và củ cà rốt. Trung Quốc đang sử dụng chính sách này để phát đi tín hiệu rằng bây giờ họ đang ở thế thượng phong."Theo các chuyên gia phân tích, Trung Quốc sẽ trở nên ngày càng quyết đoán hơn khi nước này tìm cách lấp đi khoảng trống do chính sách “Nước Mỹ là trên hết” của Tổng thống Mỹ Donald Trump tạo ra.
Tuy nhiên, đối với trường hợp Hàn Quốc – nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, Bắc Kinh lại cân nhắc cụ thể lĩnh vực nào cần áp đặt lệnh trừng phạt để tránh hậu quả xấu tác động trở lại đối với các công ty Trung Quốc.
>>> Lãnh đạo Hàn-Trung nhất trí phối hợp chặt chẽ trong vấn đề Triều Tiên
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi bình thường hóa quan hệ với Hàn Quốc
12:14' - 19/05/2017
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) cho biết Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Hàn Quốc để đưa quan hệ song phương trở lại bình thường.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hối thúc Hàn Quốc tháo gỡ rào cản trong quan hệ giữa hai nước
19:14' - 18/05/2017
Trung Quốc cho đến nay vẫn cực lực phản đối việc triển khai THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc để đối phó với Triều Tiên với lý do hệ thống phòng thủ tên lửa này có thể do thám lãnh thổ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Hàn Quốc thiệt hại lớn sau quyết định tẩy chay của Trung Quốc
15:30' - 25/04/2017
Việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm du lịch tới Hàn Quốc từ giữa tháng 3/2017 khiến ngành du lịch của "xứ kim chi" thiệt hại nặng nề.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cấm công dân du lịch Hàn Quốc
10:43' - 03/03/2017
Tổng cục Du lịch Trung Quốc (CNTA) đã triệu tập cuộc họp với các công ty du lịch tại Bắc Kinh trong ngày 2/3 và chỉ thị dừng hoàn toàn việc cung cấp các dịch vụ du lịch tới Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49'
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45'
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50'
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15'
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03'
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14'
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12'
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).