Trung Quốc "vượt mặt" châu Âu trên thị trường năng lượng tái tạo
Các số liệu do Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu, có trụ sở tại Brussels, tổng hợp cho thấy Trung Quốc chiếm thị phần vượt trội trên cả thị trường năng lượng gió và tấm pin năng lượng Mặt trời.
Công ty Goldwind của Trung Quốc dẫn đầu trên thị trường nội địa và đứng thứ hai trên thị trường thế giới với 13% thị phần, chỉ sau công ty Vestas của Đan Mạch (14%).
Trong số 15 công ty điện gió hàng đầu thế giới có 10 công ty của Trung Quốc. Tổng cộng, Trung Quốc chiếm 56% công suất lắp đặt, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Thị phần của các doanh nghiệp nước này đã tăng vọt từ mức 37% của năm 2018.Trong bảng xếp hạng thị phần của 15 công ty điện gió hàng đầu, công ty năng lượng tái tạo Siemens Gamesa của Tây Ban Nha xếp thứ ba với 10%, giảm từ 12% vào năm 2018. Thị phần chung của các công ty châu Âu đã giảm từ 55% năm 2018 xuống 42% vào năm 2022.
Chính phủ Trung Quốc đã đóng vai trò tích cực trong việc phát triển ngành sản xuất điện gió ngoài khơi của đất nước. Điều này không chỉ nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện và ô nhiễm không khí, mà còn biến năng lượng tái tạo thành nền tảng cho tăng trưởng kinh tế.Năm 2019 Chính phủ Trung Quốc kêu gọi các nhà cung cấp điện gió kết nối các cơ sở của họ với mạng lưới điện quốc gia vào cuối năm 2021 để tận dụng mức giá mua hào phóng theo chương trình của chính phủ.
Do đó, công suất điện gió ngoài khơi của Trung Quốc đã tăng lên khoảng 31 GW vào năm 2022, lần đầu tiên vượt qua châu Âu để giành vị trí số một toàn cầu. Công suất lắp đặt mới ở Trung Quốc trong cùng năm là khoảng 5 GW, cao gấp đôi so với châu Âu.
Các nhà sản xuất điện gió Trung Quốc cũng đã cải thiện khả năng cạnh tranh về chi phí bằng cách tăng quy mô, mở rộng kênh bán hàng ở châu Âu và Nhật Bản. Các tua-bin gió do công ty Trung Quốc Mingyang Smart Energy sản xuất đã được lắp đặt tại các trang trại gió ngoài khơi ở Italy vào năm 2022 và tỉnh Toyama của Nhật Bản vào tháng 6/2023. Mặc dù châu Âu dẫn đầu về năng lượng gió từ những năm 2010, nhưng tốc độ phát triển đã chậm lại do chi phí cao. Công ty Siemens Gamesa gặp khó khăn về tài chính và bị tập đoàn năng lượng Siemens Energy của Đức mua lại. Tại Mỹ, tập đoàn General Electric công bố khoản lỗ 773 triệu USD trong hoạt động kinh doanh năng lượng tái tạo nửa đầu năm nay. Trong khi đó, Mỹ đặt mục tiêu đầy tham vọng là tăng công suất điện gió ngoài khơi lên 110.000 megawatt vào năm 2050. Mục tiêu đến năm 2050 sẽ tương đương với công suất của 110 lò phản ứng hạt nhân. Giới quan sát nhận định Mỹ đã hạn chế nhập khẩu tấm pin năng lượng Mặt trời của Trung Quốc thông qua hàng rào thuế quan, và có thể thực hiện một động thái tương tự đối với các tua-bin gió của Trung Quốc./.- Từ khóa :
- điện gió
- năng lượng tái tạo
- trung quốc
- châu âu
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Xây dựng PVN thành Tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia
09:26' - 20/08/2023
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tổ chức Hội nghị Cán bộ quản lý và Người đại diện năm 2023.
-
Thị trường
Ngành pin năng lượng Mặt trời châu Âu vật lộn để cạnh tranh với Trung Quốc
07:20' - 20/08/2023
Nhà sản xuất pin Mặt trời ở châu Âu kêu gọi các chính phủ châu Âu tạo ra một thị trường công bằng để cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vốn có chi phí sản xuất rẻ.
-
Tài chính
CH Czech sẽ áp giá trần năng lượng đến hết năm 2023
10:05' - 19/08/2023
Biện pháp áp giá trần năng lượng sẽ được Chính phủ Czech thực thi cho tới hết năm nay để ngăn giá điện và khí đốt trở nên đắt đỏ hơn đối với hộ gia đình.
-
DN cần biết
Mỹ sẽ hỗ trợ các nước trong chuyển đổi năng lượng sạch
10:02' - 16/08/2023
Mỹ đang đầu tư để xây dựng thêm nhiều chuỗi cung ứng năng lượng sạch có nguồn cung đa dạng và mang tính bền vững hơn, đồng thời hỗ trợ các nước khác đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00'
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44'
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê thế giới tăng vọt do lo ngại nguồn cung
08:36' - 21/11/2024
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
-
Thị trường
Xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên qua lối thông quan cầu Bắc Luân II
21:54' - 20/11/2024
Ngày 20/11, lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua lối thông quan cầu Bắc Luân II tại Quảng Ninh.