Xây dựng PVN thành Tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia
Tham dự hội nghị có đồng chí Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; cùng các đồng chí lãnh đạo ở Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương.
Tại hội nghị Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng đã thông tin về cơ sở xây dựng chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Đó là dựa trên các Nghị quyết lớn của Đảng, Nhà nước như Nghị quyết số 55, Nghị quyết 36 và đặc biệt là Nghị quyết số 41.
Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển của PVN đã giải quyết một số nhóm vấn đề gồm giải quyết được những thách thức, các khó khăn và tận dụng các cơ hội thông qua việc tập trung nguồn lực một cách có trọng tâm; xác định, định vị được vấn đề cốt lõi; tích cực đổi mới mô hình kinh doanh, xác định các sản phẩm mới, sản phẩm chủ lực của Tập đoàn; tập trung cải tiến hoạt động và tạo mức cạnh tranh trong những năm tiếp theo; tích cực phát huy và thực hiện hiệu quả vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước; tích cực phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ ngành liên quan tham gia bảo vệ chủ quyền và biên giới quốc gia.
Cũng trong khoảng thời gian này, PVN gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai nhiệm vụ của Nghị quyết 41, đó là việc phải ứng phó với 2 kỳ giá dầu suy giảm; tình hình Biển Đông nhiều biến động phức tạp; cơ chế, chính sách liên quan đến ngành Dầu khí còn nhiều bất cập; trữ lượng, tiềm năng dầu khí không như mong đợi; việc nhận bàn giao một số dự án yếu kém từ các đơn vị khác gây khó khăn cho PVN trong công tác quản lý, phân bổ nguồn lực…
Vượt qua những khó khăn đó, PVN thực hiện thành công các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó, xác định được mục tiêu và giá trị cốt lõi để xây dựng, phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong tương lai. “Xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn công nghiệp năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực; có vị trí và vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia – đó là định hướng, là mục tiêu trong thời gian tới của PVN”, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Để đạt được mục tiêu đó, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đã đưa ra 8 nhóm giải pháp để toàn Tập đoàn thực hiện gồm: Quản trị tốt nguồn nhân lực; tập trung thúc đẩy hoàn thiện đồng bộ các thể chế và cơ chế; phát triển công tác quản trị doanh nghiệp; thúc đẩy chuyển đổi; đẩy mạnh khoa học công nghệ; mở rộng thị trường và nâng cao thị phần cho các sản phẩm chủ lực; tối ưu công tác đầu tư và tài chính; đẩy mạnh xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
Tại hội nghị, ông Lê Ngọc Sơn – Phó Tổng Giám đốc PVN đã trình bày chuyên đề về các điểm mới của Luật Dầu khí 2022, Nghị định số 45/2023/NĐ-CP; đánh giá tác động của những sự thay đổi này đối với hoạt động của Tập đoàn; đồng thời định hướng sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm nội bộ của Tập đoàn.
Việc ban hành Luật Dầu khí 2022 và Nghị định 45 đã hình thành khung pháp lý hoàn toàn mới cho hoạt động Dầu khí ở lĩnh vực thượng nguồn sau 30 năm triển khai hoạt động dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí ban hành lần đầu tiên năm 1993.
Ông Dương Mạnh Sơn – Phó Tổng Giám đốc PVN cũng đã trình bày về tình hình sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn trong thời gian qua. Cụ thể, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước hết sức khó khăn, thị trường năng lượng giảm sâu so với cùng kỳ và xu hướng tháng sau giảm so với các tháng trước, nhưng nhờ quyết liệt, hiệu quả trong quản trị, điều hành, PVN đã duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn, ổn định, đạt kết quả cao, tăng trưởng qua các tháng, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng GDP cả nước, cũng như góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Ông Phạm Xuân Cảnh – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐTV PVN đã phổ biến, quán triệt việc thực hiện các quy định mới của Đảng, pháp luật nhà nước và PVN về công tác cán bộ và quản lý người đại diện.
Các Ban chuyên môn và các đơn vị thành viên của PVN cũng đã trình bày nhiều tham luận về vấn đề cơ chế, chính sách cho người đại diện của Tập đoàn tại đơn vị; chính sách phát triển năng lượng tái tạo; các dự án nâng cấp, mở rộng các nhà máy lọc dầu, kho chứa xăng, dầu thô hiện hữu; công tác chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh tại đơn vị…
Chỉ đạo tại Hội nghị, ông Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá cao PVN với năng lực vượt khó, sự đóng góp về kinh tế, ngân sách cho đất nước và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; khẳng định vai trò là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất, quan trọng nhất đối với đất nước. Ông Hồ Sỹ Hùng lưu ý PVN trong thời gian tới cần tập trung cao độ vào việc đầu tư các dự án lớn và chiến lược phát triển năng lượng tái tạo.
Kết luận Hội nghị, ông Hoàng Quốc Vượng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch PVN chia sẻ, trong thời gian tới, PVN cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý và người đại diện Tập đoàn tại các đơn vị, đồng hành với đội ngũ Người đại diện nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho đơn vị và Nhà nước. Đồng thời tăng cường mối quan hệ, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, tiếp tục vượt qua những khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả ngày một tốt hơn, bền vững hơn, đưa đơn vị thành công hơn nữa trong những chặng đường phía trước./.
- Từ khóa :
- tập đoàn dầu khí Việt Nam
- PVN
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Khai thác dầu khí của Petrovietnam vượt xa kế hoạch
18:08' - 09/08/2023
Trong 7 tháng năm 2023, Petrovietnam đã duy trì được nhịp độ cao trong sản xuất kinh doanh với tất cả chỉ tiêu sản xuất như khai thác dầu khí đều vượt mức kế hoạch từ 3 - 28%.
-
Chuyển động DN
Petrovietnam "về đích" chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước năm 2023
10:42' - 08/08/2023
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã hoàn thành chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước cả năm 2023, sớm 5 tháng so với kế hoạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00'
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43'
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39'
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30'
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.