Từ 7-15/3, Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị xâm nhập mặn cao nhất từ đầu mùa khô
Đợt xâm nhập mặn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng canh tác cây ăn trái và nước sinh hoạt của người dân.
Từ đầu mùa khô năm 2019-2020 đến nay, đợt xâm nhập mặn đạt mức cao xảy ra từ ngày 8-14/2 (đạt đỉnh ngày 12/2) với ranh mặn 4 g/l ở các cửa sông Cửu Long từ 55-74 km.
Tuy nhiên, đợt xâm nhập mặn từ ngày 7-15/3 có khả năng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô, phạm vi ảnh hưởng của ranh mặn 4 g/l tại sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) có phạm vi ảnh hưởng sâu nhất từ 100-110 km, sâu hơn trung bình nhiều năm lớn nhất từ 25-32 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 3-5 km, thấp hơn 15-16 km so với mức sâu nhất năm 2016, nhưng sâu hơn so với ngày 12/2 từ 6-13 km.
Sông cửa Tiểu, cửa Đại có phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 60 km, sâu hơn trung bình nhiều năm lớn nhất 22 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 5 km, sâu hơn khoảng 8-10 km so với mức sâu nhất năm 2016, sâu hơn ngày 12/2 khoảng 5 km.
Sông Hàm Luông có phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 78 km, sâu hơn trung bình nhiều năm lớn nhất 35 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 5 km, sâu hơn khoảng 5 km so với mức sâu nhất năm 2016, sâu hơn ngày 12/2 khoảng 4 km.
Sông Cổ Chiên có phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 70 km, sâu hơn trung bình nhiều năm lớn nhất 26 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 6 km, sâu hơn khoảng 5 km so với mức sâu nhất năm 2016, sâu hơn ngày 12/2 khoảng 4 km.
Sông Hậu (Cửa Định An, Trần Đề) có phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 70 km, sâu hơn trung bình nhiều năm lớn nhất 29 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 6 km, sâu hơn 6 km so với mức sâu nhất năm 2016, sâu hơn ngày 12/2 khoảng 5 km.
Sông Cái Lớn có hạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 62-65 km, sâu hơn trung bình nhiều năm lớn nhất khoảng 12 km, tương đương cùng kỳ năm 2016, thấp hơn khoảng 3 km so với mức sâu nhất năm 2016, sâu hơn ngày 12/2 từ 4-7 km.


Các tỉnh tổ chức giám sát chặt chẽ độ mặn tại các cửa lấy nước, vận hành đóng các cửa cống và công trình thủy lợi khi độ mặn vượt mức cho phép, đảm bảo mặn không xâm nhập sâu vào nội đồng. Các địa phương tranh thủ tích trữ nước ngọt trong thời gian mặn xuống thấp để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong thời gian xâm nhập mặn lên cao; đồng thời chưa tổ chức xuống giống lúa vụ Hè Thu ở những vùng có khả năng ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cũng cho biết, từ nay cho đến ngày 6/3, xâm nhập mặn giảm theo kỳ triều xuống, nước ngọt có khả năng xuất hiện ở các cửa sông Cửu Long cách biển từ 45-55 km trở lên tại thời điểm triều thấp (chân triều)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn ra gay gắt trong tháng Ba
20:44' - 01/03/2020
Đặc biệt là khoảng thời gian từ ngày 11-15/3, xâm nhập mặn ở mức tương đương và cao hơn đợt mặn cao điểm giữa tháng 2/2020 và cùng kỳ tháng 3/2016.
-
Kinh tế & Xã hội
Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2020 ở khu vực Trung Bộ
20:55' - 25/02/2020
Tổng lượng mưa trong các tháng tiếp theo của mùa khô (tháng 3-4/2020) trên toàn quốc nói chung và khu vực Trung Bộ nói riêng phổ biến ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều diện tích lúa bị chết do xâm nhập mặn và có nguy cơ thiếu nước
12:35' - 17/02/2020
Trong vụ Đông Xuân năm nay, diện tích sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên - Huế là 28.667 ha; trong đó, đã gieo sạ được 28.197 ha, diện tích còn lại đang trong giai đoạn làm đất gieo trồng muộn.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp hạn chế thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn
13:27' - 16/02/2020
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị Chính phủ đưa nội dung liên quan đến việc thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vào Nghị quyết họp Chính phủ thường kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra hội nghị giao thương sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản
19:54'
Trong 2 ngày 5 và 6/7 sẽ diễn ra Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam
19:50'
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam và đây cũng là thức uống được ưa chuộng nhất ở Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao đổi thương mại Việt Nam - Anh vẫn hạn chế khi UKVFTA có hiệu lực
19:46'
Mặc dù Hiệp định UKVFTA chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2021 trong bối cảnh dịch COVID 19 tác động nặng nề nhưng trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp.Hồ Chí Minh: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,91%
18:45'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thành phố Hồ Chí Minh tháng 6 tăng 0,91%, trong đó có 9/11 nhóm tăng so với tháng trước, tăng cao nhất là nhóm giao thông (3,89%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố kết quả chính thức Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021
18:13'
Chiều 29/6, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Kinh tế Trung ương và Ban Chỉ đạo Điều tra cơ sở hành chính Trung ương đã công bố kết quả chính thức Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn chủ động khắc phục khó khăn đảm bảo tiến độ
16:54'
Bộ Giao thông Vận tải đánh giá, tiến độ dự án cao tốc Quốc lộ 45 – Nghi Sơn đang đảm bảo tiến độ đề ra với sản lượng hết tháng 6/2022 ước đạt 41,8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm 2,18 tỷ USD vốn FDI rót vào Tp. Hồ Chí Minh
16:19'
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Tp Hồ Chí Minh thu hút được 2,18 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 60,07% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 10 năm
16:09'
Ngày 29/6, Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức họp báo, công bố số liệu thống kê kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Phước xuất siêu gần 700 triệu USD
16:05'
Theo UBND tỉnh Bình Phước, xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn đạt 1,953 tỷ USD, tăng 23,26% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 50,74% so với kế hoạch năm. Kim ngạch nhập khẩu đạt 1,260 tỷ USD.