Tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp trong ngành cao su
Đây là dự án được thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), Tổng cục Lâm nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ các hộ tiểu điền và doanh nghiệp ngành cao su nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu VNTLAS trong chuỗi cung ứng quy mô nhỏ.
Ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, gỗ cao su từ lâu đã trở thành nguồn cung nguyên liệu quan trọng cho ngành gỗ Việt Nam. Tính đến năm 2019, cả nước có hơn 943.000ha rừng trồng cao su. Mỗi năm, diện tích này cung cấp cho thị trường với trữ lượng bình quân khoảng 2 – 10 triệu m3 gỗ tròn; trong đó, tỷ lệ đóng góp từ các hộ tiểu điền ngày càng tăng, đạt khoảng 0,5 – 6 triệu m3 gỗ tròn/năm, chiếm 30 – 60% từ năm 2021 – 2040.
Bên cạnh mủ cao su, gỗ cao su đã trở thành một trong 2 sản phẩm chính từ cây cao su, với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt hơn 2,38 tỷ USD, chiếm 33,9% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành cao su và đóng góp 22,4% tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam.
Sản phẩm gỗ cao su tiếp tục chiếm tỷ trọng cao hơn nguyên liệu gỗ cao su trong xuất khẩu, đạt 1,83 tỷ USD, chiếm 76,9%, tăng 10,6% và nguyên liệu gỗ cao su đạt 551,21 triệu USD, chiếm 23,1%, tăng 10,1% so với năm trước. Gỗ và sản phẩm gỗ cao su đã được xuất khẩu tới trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo ông Trần Ngọc Thuận, bên cạnh đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ngành gỗ Việt Nam, gỗ cao su còn được đánh giá là nguồn nguyên liệu bền vững, thân thiện với môi trường vì chỉ lấy gỗ sau khi đã thu hoạch mủ với chu kỳ 20 – 25 năm.
Đây là ưu thế quan trọng của gỗ cao su trong bối cảnh thị trường đòi hỏi sản phẩm gỗ phải có nguồn gốc pháp lý rõ ràng, không chỉ đối với các sản phẩm phục vụ xuất khẩu mà cả các sản phẩm tiêu dùng nội địa nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp tại Việt Nam và trên thế giới.
Bà Phan Trần Hồng Vân, Quản lý dự án "Thúc đẩy sự tuân thủ VNTLAS trong ngành cao su Việt Nam" chia sẻ, dự án thúc đẩy tuân thủ hệ thống VNTLAS được triển khai từ tháng 7/2020 - 7/2021, thí điểm tại Bình Dương và Tây Ninh với mục tiêu góp phần thúc đẩy thương mại các sản phẩm gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
Dự án sẽ đánh giá tổng quan về ngành gỗ cao su Việt Nam, xác định các thách thức, khó khăn trong việc tuân thủ hệ thống VNTLAS và xây dựng tài liệu hướng dẫn cho các hộ tiểu điền và doanh nghiệp sản xuất gỗ cao su.
Ngoài ra, dự án sẽ nâng cao năng lực về VNTLAS cho VRA để hỗ trợ các bên liên quan của chuỗi cung gỗ cao su trong việc thực hiện theo các tiêu chí của VNTLAS và các vấn đề liên quan đến Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản ( VPA/FLEGT) với Liên minh châu Âu (EU).
Ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp thông tin, EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam bởi các sản phẩm chính dành cho người tiêu dùng EU là các sản phẩm gỗ nội và ngoại thất có giá trị cao. Trong khi đó, mục tiêu của Hiệp định VPA/FLEGT là thiết lập khung pháp lý đảm bảo tất cả sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang EU có nguồn gốc và được sản xuất hợp pháp.
“Hệ thống VNTLAS dựa trên quy định pháp luật áp dụng tại từng giai đoạn của chuỗi cung ứng gỗ, bao gồm khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, chế biến, mua bán và xuất khẩu. Các quy định của hệ thống VNTLAS nhằm tăng cường trách nhiệm của các đối tượng trong việc đảm bảo tính hợp pháp của gỗ cũng như củng cố hệ thống kiểm soát chuỗi cung ứng gỗ và xác minh tính hợp pháp.
Do đó, việc thúc đẩy sự tuân thủ VNTLAS cũng như thực thi Hiệp định VPA/FLEGT không chỉ đảm bảo tất cả sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang EU là hợp pháp mà còn giúp nâng cao tiêu chuẩn của ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam và thúc đẩy chuỗi cung ứng hợp pháp trong thương mại gỗ quốc tế”, ông Nguyễn Văn Diện nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Cao su Hòa Bình dự kiến liên kết đầu tư nông nghiệp công nghệ cao
10:24' - 11/11/2020
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình (mã chứng khoán: HRC) vừa ban hành Nghị quyết thông qua kết quả sản xuất kinh doanh quý III và kế hoạch sản xuất kinh doanh quý IV năm 2020.
-
Tài chính
Thái Lan sẽ chi 2 tỷ USD đảm bảo giá cho gạo và cao su
08:21' - 05/11/2020
Theo Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, chương trình đảm bảo giá lúa gạo năm 2020-21 dự kiến được thực hiện từ tháng 10/2020 đến tháng 5/2021.
-
Hàng hoá
Giá cao su Thái Lan đang tăng cao
06:30' - 03/11/2020
Tổng cục Cao su Thái Lan (RAOT), tính đến 27/10, giá cao su tấm hun khói loại ba ở Nakhon Si Thammarat là 77,72 baht/kg, cao hơn khoảng 30% so với giá đảm bảo 60 baht/kg...
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Iran khẳng định hiệu quả tăng cường xuất khẩu dầu mỏ và khí ngưng tụ
11:29' - 29/05/2023
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji ngày 29/5 xác nhận Iran hiện không còn khí ngưng tụ lưu trữ ngoài khơi nhờ vào việc tăng cường xuất khẩu sản phẩm này.
-
DN cần biết
Một nhà thầu có được ghi tên trong nhiều hồ sơ dự thầu?
06:00' - 29/05/2023
Trường hợp nhà thầu tham gia đấu thầu với tư cách nhà thầu chính trong 1 hồ sơ dự thầu và có tên trong hồ sơ dự thầu khác với vai trò nhà thầu phụ thì E-HSDT nhà thầu không bị coi là vi phạm quy định.
-
DN cần biết
Nhiều chiến lược tăng trưởng trên hành trình hội nhập
19:29' - 28/05/2023
Trong thời kỳ hội nhập, nhiều doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn các chiến lược tăng trưởng phù hợp với mô hình tổ chức, văn hoá truyền thống và tôn chỉ đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
-
DN cần biết
Các sân bay ở Anh gặp sự cố hệ thống toàn quốc ảnh hưởng lớn đến hành khách
11:30' - 28/05/2023
Ngày 27/5, hành khách đi máy bay đến Anh đã phải đối mặt với trình trạng ùn ứ lớn do một sự cố hệ thống toàn quốc ảnh hưởng đến các cổng kiểm soát biên giới tự động quét hộ chiếu của khách đến.
-
DN cần biết
Đồng thuận cung cấp dịch vụ taxi điện tại các sân bay
11:06' - 28/05/2023
Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn gửi Cục Hàng không; Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam; Công ty cổ phần Di chuyển xanh và Thông minh GSM về việc cho cung cấp dịch vụ taxi điện tại sân bay.
-
DN cần biết
Châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn gạo
09:16' - 28/05/2023
Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, để đáp ứng nhu cầu về gạo ước đạt trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn gạo.
-
DN cần biết
Công trình nào cần cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định?
06:00' - 28/05/2023
Ông N.V.T (Vĩnh Phúc) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp về thẩm quyền thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình cấp III do UBND cấp xã quyết định đầu tư.
-
DN cần biết
Khai mạc phiên chợ vải Hưng Yên năm 2023
15:30' - 27/05/2023
Sáng 27/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức khai mạc Phiên chợ vải năm 2023.
-
DN cần biết
Thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua các kênh bán sỉ
15:06' - 27/05/2023
Kết nối HTX, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp với kênh bán sỉ nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông sản có chất lượng tốt là mục tiêu của Chương trình giới thiệu sản phẩm nông sản với kênh bán sỉ.