Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để tránh phát sinh rủi ro phòng vệ thương mại
Thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ thương mại và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.
Đây là nội dung được các chuyên gia thông tin tại “Hội nghị nâng cao năng lực phòng vệ thương mại và cảnh báo sớm cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh biến động chính sách thuế toàn cầu” do Trung tâm Hội nhập quốc tế (Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh) phối hợp Trung tâm Thông tin và Cảnh báo, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 7/5.
Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương nhận định: Thương mại quốc tế đang diễn biến rất nhanh và phức tạp, rõ nhất là từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền tại Mỹ và ban hành hàng loạt chính sách thuế quan mới. Môi trường thương mại hiện nay thay đổirất nhiều so với cách đây 10 năm; ngoài những cơ hội, thuận lợi từ các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mang lại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đối mặt với nhiều hình thức bảo hộ khác nhau. Số vụ điều tra phòng vệ thương mại, chống bán phá giá ngày càng gia tăng.
“Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là làm sao tận dụng được lợi thế từ FTAs để đẩy mạnh xuất khẩu mà vẫn phòng ngừa được các rủi ro từ điều tra phòng vệ thương mại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp, ngành hàng cũng phải có kỹ năng nhận biết các nguy cơ gian lận của hàng nhập khẩu để có biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh”, ông Chu Thắng Trung nêu vấn đề.
Cùng quan điểm, ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, hội nhập toàn cầu; doanh nghiệp đang kinh doanhtrong giai đoạn cực kỳ bất định, chính sách thay đổi thường xuyên. Việc Mỹ công bố thuế đối ứng cũng là một một công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Hiện nay Chính phủ đang tiến hành đàm phán với Chính phủ Mỹ nhằm đưa thuế đối ứng về mức thấp nhất.Tuy nhiên, việc đàm phán thuế đòi hỏi một quá trình thương lượng, cân nhắc kỹ lưỡng, mang lại lợi ích hài hoà cho cả hai bên. Lưu ý rằng, không chỉ có Mỹ mà ngày càng có nhiều nước gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu phải chủ động nắm bắt thông tin, chính sách, tuân thủ tốt yêu cầu về xuất xứ hàng hóa của từng thị trường để tránh phát sinh rủi ro phòng vệ thương mại.
Bà Nguyễn Anh Thơ, Phòng xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin: Trong những năm gần đây, các biện pháp phòng vệ thương mại có xu hướng gia tăng mạnh trên toàn cầu. Đặc biệt, các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Ấn Độ, EU và Canada tiếp tục đẩy mạnh sử dụng phòng vệ thương mại với phạm vi ngày càng mở rộng, cả về số lượng và tính chất pháp lý; trong đó, nổi bật là việc sử dụng các quy định khắt khe hơn về xuất xứ, giá trị gia tăng nội địa và công nhận “kinh tế thị trường". Những mặt hàng dễ bị nhắm tới thường là những sản phẩm sử dụng nhiều lao động, có hàm lượng giá trị gia tăng thấp hoặc sử dụng nguyên liệu đầu vào từ các quốc gia bị điều tra thường xuyên, như Trung Quốc. Theo bà Nguyễn Anh Thơ, Việt Nam đang trở thành đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất trong khu vực Asean. Chỉ riêng trong năm 2024, Việt Nam đã bị khởi xướng 27 vụ điều tra,đứng thứ 2 trong lịch sử về số vụ trong một năm. Mỹ là thị trường điều tra nhiều nhất, chiếm gần 50% tổng số vụ việc. Các mặt hàng bị điều tra trải rộng từ các sản phẩm có kim ngạch lớn như pin năng lượng mặt trời, tôm, thép đến các sản phẩm nhỏ hơn nhưng vẫn bị chú ý như đĩa giấy, khay đúc từ sợi giấy. Tổng số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với Việt Nam tính đến tháng 4/2025 đã lên đến 284 vụ; trong đó, 54,6% số vụ chống bán phá giá, 20,8% vụ liên quan tự vệ 20,8%, chống lẩn tránh chiếm 13,7% và 10,9% số vụ chống trợ cấp. Ngoài ra, điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt từ phía Mỹ (22 vụ). Kết quả này cho thấy lo ngại ngày càng lớn về việc Việt Nam bị lợi dụng như một “trạm trung chuyển” hàng hóa. Hệ thống cảnh báo sớm của Bộ Công Thương đã xác định một số nhóm hàng xuất khẩu có nguy cơ cao bị điều tra phòng vệ thương mại, bao gồm: Ngành gỗ (gỗ dán, tủ bếp, ghế sofa khung gỗ, gỗ thanh định hình); thép (thép cán nóng, thép dự ứng lực, thép chống ăn mòn, cáp thép); vật liệu xây dựng (đá nhân tạo, gạch men); cơ khí, chế tạo (pin năng lượng mặt trời, xe đạp điện, máy giặt, lốp xe) và kim loại màu. Để giảm thiểu rủi ro bị điều tra phòng vệ thương mại, duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu và cập nhật thường xuyên các quy định phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu, đặc biệt các thị trường “nhạy cảm” như Mỹ và EU. Mỗi doanh nghiệp thiết lập hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, chứng minh tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa rõ ràng. Song song đó, cần đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu; cạnh tranh bằng chất lượng thay vì chỉ tập trung vào giá cả. Trường hợp bị khởi xướng điều tra, doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra nước ngoài và phối hợp với Cục Phòng vệ Thương mại cũng như các hiệp hội ngành hàng để được hỗ trợ kịp thời. Việt Nam với vị thế là quốc gia xuất khẩu lớn phải chủ động trong việc bảo vệ lợi ích ngành hàng và duy trì bền vững thị trường xuất khẩu. Hệ thống cảnh báo sớm cùng sự chủ động từ phía doanh nghiệp là yếu tố then chốt để giảm thiểu thiệt hại và duy trì tăng trưởng bền vững./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tham gia các phiên họp về phòng vệ thương mại tại WTO
15:12' - 07/05/2025
Các ủy ban về phòng vệ thương mại tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), gồm ủy ban tự vệ, ủy ban chống bán phá giá, ủy ban trợ cấp và các biện pháp đối kháng, đã tiến hành nhiều phiên họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Cắt giảm thủ tục rườm rà để nhà khoa học thương mại hóa sản phẩm thuận lợi
13:54' - 07/05/2025
Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo khuyến khích doanh nghiệp thông qua cơ chế thử nghiệm, tức là nếu nghiên cứu không thành công thì doanh nghiệp cũng không bị truy cứu trách nhiệm...
-
Tài chính
Thặng dư thương mại 4 tháng qua giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái
12:46' - 07/05/2025
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng/2025 thặng dư 3,8 tỷ USD, giảm 58,2% so với mức thặng dư 9,05 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đón đầu cơ hội tại triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam
16:39' - 07/05/2025
Trong bối cảnh nhu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường và tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng cao, ngành giấy và bao bì tại Việt Nam đang nổi lên như lĩnh vực giàu tiềm năng.
-
Doanh nghiệp
TP. Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp tăng mạnh, đạt mức cao nhất 4 năm
16:05' - 07/05/2025
Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tăng 7,9% so với cùng kỳ. Đây là mức sản xuất cao nhất trong 4 năm qua của thành phố.
-
Doanh nghiệp
Đưa các loại hình dịch vụ điện lực đến với khách hàng sử dụng điện
15:35' - 07/05/2025
Hiện nay, PC Cao Bằng đang đẩy mạnh triển khai 13 loại hình dịch vụ điện lực có chất lượng cao đối với các dự án, công trình điện thuộc tài sản khách hàng quản lý.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp bán lẻ mở rộng thị trường sang châu Âu để "né" thuế quan Mỹ
15:00' - 07/05/2025
Nhiều nhà bán lẻ và thương hiệu tiêu dùng đang chuyển hướng sang châu Âu và các thị trường khác, thay vì tập trung vào Mỹ để ứng phó với chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump
-
Doanh nghiệp
Phú Mỹ đồng hành cùng đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam
10:45' - 07/05/2025
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM)-đơn vị thành viên của Petrovietnam đã trở thành đơn vị đồng hành chính của Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Bảo hiểm Agribank - “tấm lá chắn” bền vững phát triển Tam nông
09:48' - 07/05/2025
Với các sản phẩm phù hợp và thiết thực với khách hàng, Bảo hiểm Agribank thể hiện rõ vai trò “tấm lá chắn” bền vững cho sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Vĩnh Phúc “đỏ mắt” tìm lao động
09:20' - 07/05/2025
Nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhu cầu tuyển dụng số lượng lao động lớn và có những chính sách đãi ngộ tốt, nhưng vẫn rơi vào cảnh “đỏ mắt” tìm người.
-
Doanh nghiệp
Khu đô thị thông minh: Cột mốc quan trọng của hợp tác Việt Nam - CHLB Đức
16:28' - 06/05/2025
Dự án SUA là kết quả tiêu biểu về hợp tác giữa nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn, góp phần giải quyết những thách thức cấp bách của đô thị hóa nhanh chóng, biến đổi khí hậu...
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: Sự chuyển mình mang tính chiến lược trong ngành công nghiệp, năng lượng
15:37' - 06/05/2025
Việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) chính thức mang tên gọi mới “Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam” là một bước ngoặt mang tầm chiến lược.