Tuyến đường ống khí đốt Trung Á - Trung Quốc trì hoãn vô thời hạn
Truyền thông Nga mới đây dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, việc trì hoãn vô thời hạn việc xây dựng tuyến đường ống chạy qua lãnh thổ Uzbekistan là do nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc suy giảm.
Theo dự kiến, dự án tuyến đường ống D (Tuyến số 4) dài 1.000 km bắt nguồn từ Turkmenistan, chạy qua Uzbekistan, Tadjikistan, Kyrgyzstan và đích đến là miền Tây Trung Quốc. Khi hoàn thành, tuyến đường ống này sẽ nâng tổng khả năng chuyên chở khí đốt từ Trung Á tới Trung Quốc lên mức 85 tỷ m3/năm.Tuyến đường này ngắn hơn, nhưng gây ra những tranh cãi ngoại giao lớn hơn so với các tuyến đường ống A, B, C đã hoặc sắp đi vào vận hành, và cả ba đều từ Turkmenistan nhưng chỉ chạy qua Uzbekistan và Kazakhstan.
Ba tuyến đường ống hiện nay cho phép các nước Trung Á xuất sang Trung Quốc khoảng 55 tỷ m3/năm, tương đương 20% tổng mức tiêu thụ khí đốt của Trung Quốc. Theo các hợp đồng do CNPC ký kết, tuyến A và tuyến B có khả năng chuyên chở 13 tỷ m3 khí đốt từ dự án Amu Darya ở mỏ Bagtyyarlyk thuộc Turmenistan cùng với khoảng 17 tỷ m3 khí đốt từ Turkmengaz.Trung Quốc cũng dự kiến sẽ nhập khẩu từ 10 tỷ m3 khí đốt từ Turkmenistan, 10 tỷ m3 khí đốt từ Uzbekistan và 5 tỷ m3 khí đốt từ Kazakhstan qua tuyến C.
Trong khi đó, việc triển khai xây dựng tuyến D lại gặp nhiều trở ngại hơn. Liên quan đến phần xây dựng 200 km đường ống trên lãnh thổ Uzbekistan, liên danh CNPC-Uzbekneftegaz được thành lập năm 2014, chịu trách nhiệm thực hiện dự án với số vốn ước tính vào khoảng 800 triệu USD. Theo kế hoạch ban đầu, công việc xây dựng sẽ bắt đầu vào tháng 4 và 5/2016, nhưng lại lùi lại đến tháng 12/2016. Đến tháng Một vừa qua, quan chức hai bên vẫn giữ thái độ lạc quan, dự đoán việc khởi công sẽ diễn ra vào giữa năm 2017.
Nhưng Hãng tin RIA Novosti (Nga) dẫn các nguồn tin cho biết cả Trung Quốc và Uzbekistan đều thống nhất trì hoãn Tuyến D, mà không đưa ra ngày triển khai cụ thể. Biểu hiện rõ nhất là việc chi phí tài chính cho tuyến đường ống hiện không nằm trong chương trình đầu tư năm 2017 của Chính phủ Uzebekistan, do “công việc chuẩn bị chưa hoàn tất” cũng như “hoạt động tại liên doanh” CNPC-Uzbekneftegaz. Đây là tin xấu với Turkmenistan, nước cho đến nay đang vướng vào thế kẹt với Trung Quốc vốn là khách hàng duy nhất, sau khi ngừng bán khí đốt cho Iran từ tháng 1/2017 do những tranh cãi về phương thức thanh toán./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Ngành điện tử và IT Trung Quốc tiếp tục "phất" trong năm 2016
12:29' - 05/03/2017
Lĩnh vực công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin (IT) của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh trong năm 2016, với mức tăng 10% so với năm 2015.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đặt các mục tiêu kinh tế cho năm 2017
10:56' - 05/03/2017
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2017 đạt 6,5%, thấp hơn so với mục tiêu 6,5 -7% đặt ra cho năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc khai mạc kỳ họp Quốc hội khóa 12
08:48' - 05/03/2017
Sáng 5/3, tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Kỳ họp thường niên lần thứ 5 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) khóa 12 đã chính thức khai mạc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố mức tăng ngân sách quốc phòng năm 2017
13:36' - 04/03/2017
Ngày 4/3, người phát ngôn của Quốc hội Trung Quốc Phó Oánh (Fu Ying) cho biết nước này sẽ tăng ngân sách quốc phòng khoảng 7% trong năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28' - 06/04/2025
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48' - 06/04/2025
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56' - 06/04/2025
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34' - 06/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58' - 06/04/2025
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38' - 06/04/2025
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.