Tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam ở ngưỡng nào so với khu vực và thế giới?
Đây là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng thông tin khi đề cập về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý đô thị của Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn tại báo cáo gửi đại biểu Quốc hội liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực xây dựng tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Theo Bộ Xây dựng, hiện cơ sở hạ tầng đô thị bước đầu đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, chất lượng hạ tầng đô thị được cải thiện. Kiến trúc cảnh quan, diện mạo đô thị đã có nhiều thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại hơn. Việc nâng cấp, phân loại đô thị cũng có nhiều đổi mới theo hướng tập trung nâng cao chất lượng và tính đồng bộ của các đô thị... Công cụ quy hoạch và quản lý đô thị bằng chính sách, pháp luật đã được ban hành khá đồng bộ, tương đối kịp thời, bao quát trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, cơ bản phù hợp với các thông lệ quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng, vẫn còn những hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực này. Cụ thể như một số quy hoạch đô thị thiếu tầm nhìn, nội dung thiếu khả thi, chưa tính toán đầy đủ và thiếu nguồn lực thực hiện; chưa đồng bộ, gắn kết giữa các cấp độ quy hoạch đô thị và giữa quy hoạch đô thị với các quy hoạch khác (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng…); chưa gắn kết giữa việc thực hiện quy hoạch, thực hiện dự án đầu tư với kế hoạch vốn đầu tư trung hạn và hàng năm.
Đáng chú ý, việc điều chỉnh quy hoạch đô thị (bao gồm cả điều chỉnh tổng thể và điều chỉnh cục bộ), nhất là điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại một số địa phương còn có biểu hiện tùy tiện, không tuân thủ quy định pháp luật và yêu cầu của quy chuẩn về quy hoạch xây dựng. Chất lượng đô thị hoá chưa cao, nhiều nơi còn tình trạng phát triển đô thị theo chiều rộng, mức độ tập trung kinh tế còn thấp; kết cấu, chất lượng hạ tầng đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dân số và kinh tế khu vực đô thị; chưa thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với dịch bệnh quy mô lớn, còn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, ngập lụt tại các thành phố lớn. Năng lực quản lý và quản trị đô thị còn yếu, chậm được đổi mới... Đánh giá về nguyên nhân, theo Bộ Xây dựng, hiện nhận thức về đô thị hoá và phát triển đô thị bền vững chưa đầy đủ và chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, pháp luật về quy hoạch đô thị còn bất cập; pháp luật về quản lý phát triển đô thị chưa hoàn thiện. Ngoài ra, quy hoạch đô thị còn chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn, chất lượng chưa theo kịp yêu cầu. Việc triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế. Nhiều nơi việc điều chỉnh quy hoạch còn tùy tiện. Thể chế, chính sách về đô thị và phát triển đô thị còn thiếu đồng bộ và ổn định. Khâu chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị còn thiếu quyết liệt, chưa đồng bộ... Trong khi đó, quản lý đô thị chưa chuyên nghiệp, có nơi còn lỏng lẻo. Sự phân công, phối hợp nhiệm vụ quản lý nhà nước về phát triển đô thị chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ và thống nhất; trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức quản lý đô thị còn yếu - Bộ Xây dựng nêu vấn đề. Cùng với việc chưa xây dựng được mô hình chính quyền đô thị phù hợp, thống nhất trong cả nước thì khâu phân cấp, phân quyền cho chính quyền đô thị còn hạn chế. Đi kém đó là tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ; chưa phát huy và khai thác tốt các nguồn lực của chính đô thị và nguồn lực từ xã hội cho phát triển đô thị. Đưa ra giải pháp khắc phục những “yếu điểm” này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, cần nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị. Trước tiên là hoàn thiện thể chế, pháp luật bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật về quy hoạch, phát triển đô thị với pháp luật khác. Bộ Xây dựng tập trung xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; trong đó dự kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng còn tồn tại, hạn chế, bất cập với 7 nhóm vấn đề chính. Cùng đó là nghiên cứu, rà soát, bổ sung hoàn thiện lý luận, phương pháp luận về quy hoạch và quản lý đô thị. Hiện Bộ Xây dựng hiện đã tổ chức nghiệm thu đề tài cấp Bộ “Đổi mới công tác lý luận, phương pháp luận về phát triển đô thị, quy hoạch đô thị” và sẽ tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu này trong việc hoàn thiện các công cụ chính sách về quy hoạch và quản lý đô thị trong thời gian tới - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị thông tin. Ngoài việc nâng năng lực quản lý và đội ngũ làm quy hoạch đô thị, cần tăng thanh tra, kiểm tra công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đô thị. Để nâng cao quản lý đô thị, cần tập trung quyết liệt tổ chức thực hiện “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị” sau khi được ban hành; tập trung nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý, công cụ để quản lý phát triển đô thị; tập trung xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Quản lý phát triển đô thị; nghiên cứu các công cụ để quản lý các đô thị hiện hữu, phát triển mới, các quy định về tái thiết, cải tạo khu vực đô thị cũ, xuống cấp... Lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được tập trung triển khai cùng với việc tiếp tục thực hiện hiệu quả các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030 và Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến 2030... Bên cạnh đó, đẩy mạnh nghiên cứu mô hình phát triển đô thị gắn với vị trí địa lý, chức năng, vai trò và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội để tạo điều kiện phát huy tối đa các lợi thế phát triển của mỗi đô thị (đô thị vùng núi, ven biển, đảo, cửa khẩu, công nghiệp, sinh thái, du lịch, đô thị thông minh, tăng trưởng xanh, di sản, sân bay…). Theo đó, khâu kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phát triển đô thị tại các địa phương cũng sẽ được tăng cường. Cùng đó là đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tham gia có trách nhiệm các diễn đàn quốc tế nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm ở các cấp và thúc đẩy đối thoại chính sách để nắm bắt, cập nhật tình hình, tranh thủ sự ủng hộ và nguồn lực quốc tế./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển đô thị thông minh trong quá trình đô thị hóa
16:35' - 10/11/2021
Đến nay, cả nước đã có 41/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh, trong đó có đề án, kế hoạch được ban hành cho toàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Nông thôn mới phải gắn với quá trình đô thị hóa
19:31' - 23/07/2021
Chiều 23/7, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm giải pháp đưa ĐBSCL ra khỏi "vùng trũng" về đô thị hóa
17:46' - 01/06/2021
Ngày 1/6, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về giải pháp phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Vân Đồn sẵn sàng thành đặc khu kinh tế phía Bắc
18:13' - 23/05/2025
Vân Đồn – mảnh đất nơi Đông Bắc Tổ quốc – giờ không chỉ được nhắc đến như một điểm đến nghỉ dưỡng, mà đang được định hình trở thành đặc khu kinh tế ven biển đầu tiên của phía Bắc giai đoạn 2025–2030.
-
Bất động sản
Ra mắt ấn phẩm đầu tiên dự báo xu hướng của ngành nội thất Việt
16:53' - 23/05/2025
Ấn phẩm được kỳ vọng trở thành công cụ tham khảo hữu ích cho các nhà phát triển bất động sản, kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất và cả những đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng.
-
Bất động sản
Doanh số bán nhà tại Mỹ thấp nhất kể từ năm 2009
15:12' - 23/05/2025
Doanh số bán nhà đã qua sử dụng trong tháng 4/2025 tiếp tục giảm 0,5% so với tháng trước đó và là doanh số bán nhà thấp nhất kể từ năm 2009.
-
Bất động sản
Cuối tháng 5 sẽ tổ chức hai phiên đấu giá đất tại thành phố Hưng Yên
15:00' - 23/05/2025
Thành phố Hưng Yên được xác định sẽ là trung tâm hành chính của tỉnh Hưng Yên sau khi hợp nhất tỉnh Hưng Yên với tỉnh Thái Bình. Do đó, có nhiều người quan tâm đến phiên đấu giá đất ở đây.
-
Bất động sản
Viglacera nằm trong Top 10 khu công nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
14:27' - 23/05/2025
Hai dự án Khu công nghiệp Yên Phong II-C và Khu công nghiệp Phú Hà của Viglacera vừa được vinh danh trong Top 10 Khu công nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG10 – 2025).
-
Bất động sản
Còn nhiều dư địa phát triển bất động sản công nghiệp
12:50' - 23/05/2025
Nhu cầu về kho xưởng xây sẵn sẽ ngày càng lớn trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.
-
Bất động sản
Sắp diễn ra Diễn đàn Phát triển khu công nghiệp Việt Nam 2025
10:27' - 23/05/2025
Diễn đàn Phát triển khu công nghiệp Việt Nam 2025 với chủ đề "Thúc đẩy phát triển Khu công nghiệp: Giải pháp toàn diện và Đầu tư bền vững” sẽ diễn ra ngày 29/5 tại Hà Nội.
-
Bất động sản
Tạm dừng kiểm kê đất đai, đề xuất giao quyền cấp sổ đỏ về xã
09:52' - 23/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các địa phương dừng kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai 2024 với cấp huyện, tạm dừng cấp tỉnh đến khi hoàn thành sắp xếp địa giới hành chính mới
-
Bất động sản
Hà Nội phê duyệt điều chỉnh, bổ sung 115 dự án trong kế hoạch sử dụng đất 2025
19:30' - 22/05/2025
UBND Thành phố Hà Nội ban hành 5 quyết định phê duyệt điều chỉnh và bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 cho một số quận, huyện.