Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc sẽ đạt trên 50%
Nhân ngày đô thị Việt Nam 8/11, Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) - cơ quan thường trực của Diễn đàn Đô thị Việt Nam (VUF) tổ chức tọa đàm “Ngày đô thị với quá trình đô thị hóa ở Việt Nam”.
Diễn đàn thu hút sự tham gia của nhiều diễn giả trong nước và quốc tế, nhà hoạch định chính sách… để cùng chia sẻ, đúc rút kinh nghiệm; đồng thời, đưa ra những dự báo về tương lai đô thị hóa tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn chia sẻ, từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 8 tháng 11 hàng năm là “Ngày Đô thị Việt Nam” để khẳng định, tôn vinh vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của công tác quy hoạch, phát triển đô thị trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Các chuyên gia ghi nhận, hiện hệ thống đô thị nước ra đã có những phát triển vượt bậc với tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 23,7% năm 1999 lên 38,4% vào năm 2018. Tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị trung bình đạt từ 12-15%, cao hơn từ 2-2,5 lần so với mặt bằng chung của cả nước. Khu vực đô thị tiếp tục khẳng định vai trò tạo động lực phát triển kinh tế của cả nước… Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 cũng đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt từ 50-52% và có ít nhất 3 đô thị đạt chuẩn đô thị quốc tế gồm Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Bà Võ Thị Hồng Ánh, Chủ tịch Hiệp hội các đô thị Việt Nam (ACVN) cho biết, hiện các đô thị đang chia thành 8 cụm sinh hoạt mang đặc trưng của vùng miền. Thời gian qua, hoạt động trao đổi giữa các đô thị đã tạo sự gắn kết, chia sẻ bài học hữu ích mà đô thị nào cũng phải giải quyết trong cả 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Sự hợp tác giữa các đô thị đã giúp nâng cao năng lực ở cả khâu hoạch định và triển khai cho phù hợp với thực tiễn, tạo sự liên kết trong khu vực. Đóng góp ý kiến về Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ xấu cũng như bàn về giải pháp cân bằng để các đô thị phát triển bền vững. Theo đại biểu đến từ ADB, Việt Nam có 3 chiến lược trọng tâm cần giải quyết gồm: tăng cường năng lực cạnh tranh kinh tế của các hệ thống đô thị; bảo vệ môi trường đô thị, xây dựng năng lực thích ứng và phát triển hạ tầng tích hợp; nâng cao chất lượng và tính bao trùm trong phát triển đô thị. Muốn vậy, các chiến lược thực hiện cũng cần cụ thể rõ như: xây dựng chương trình và quy hoạch đô thị hợp tác; khuyến khích huy động nguồn lực đô thị sáng tạo, đổi mới; bồi dưỡng năng lực và nâng cao hiệu quả quản trị đô thị cả về cơ chế, điều hành cũng như thực thi pháp luật. Hiện quá trình đô thị hóa xuất hiện một số tồn tại, hạn chế như: hệ thống đô thị phát triển chưa hài hòa, thiếu đồng bộ giữa số lượng, quy mô diện tích và chất lượng; chưa đảm bảo khả năng liên kết trong từng đô thị, giữa các đô thị và giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn. Diện tích đô thị mở rộng nhanh kéo theo tình trạng sử dụng đất chưa hiệu quả; năng lực hệ thống hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu của người dân và các hoạt động kinh tế. Nguồn lực cho phát triển đô thị còn thiếu, năng lực và tư duy quản lý đô thị chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa... Nguyên nhân chủ yếu là do việc chưa đồng bộ công cụ quản lý phát triển đô thị. Quy hoạch đô thị chưa đồng bộ, chưa gắn kết với quy hoạch vùng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư. Chính sách và công cụ quản lý đất đô thị chưa phù hợp cơ chế thị trường, chưa khai thác hiệu quả các nguồn lực từ đất đai…Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho rằng, để giải quyết bất cập, chính quyền các tỉnh, thành phố, đô thị cần rà soát khâu quy hoạch, kế hoạch thực hiện, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Cùng đó, xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển cho hệ thống đô thị và chương trình phát triển cho từng đô thị trực thuộc. Đồng thời, đánh giá việc quản lý dự án và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, dự án đầu tư không hiệu quả, chậm tiến độ.
Ngoài ra, chủ đầu tư tham gia các dự án phát triển, tôn tạo đô thị phải tăng cường năng lực, sức cạnh tranh và thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, tuân thủ các quy định pháp luật. Hiệp hội các đô thị Việt Nam cũng cần có chương trình, kế hoạch phổ biến kiến thức cho người dân để thu hút họ tham gia vào quá trình quy hoạch, phát triển đô thị nơi mình sống; tổ chức nhiều hoạt động mang tính thực tiễn cao, giải quyết được vấn đề bức xúc hiện tại của đô thị…/.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hành trình đến mục tiêu đô thị tăng trưởng xanh
12:09' - 17/10/2019
Những mô hình phát triển kinh tế mà phải đánh đổi bằng việc hy sinh tài nguyên môi trường thì đó không phải là tăng trưởng xanh.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến dạng đô thị sau điệp khúc điều chỉnh quy hoạch
07:32' - 15/08/2019
Tình trạng ngập úng cục bộ kéo dài tại Hà Nội và nhiều thành phố lớn khác trong cả nước có nguyên nhân chính là sự "lệch pha" giữa phát triển đô thị và quy hoạch.
-
Kinh tế & Xã hội
Thách thức trong phát triển đô thị Việt Nam
18:22' - 25/06/2019
Quá trình đô thị hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu một cách rõ rệt nhưng cũng tồn tại những mặt tiêu cực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37' - 29/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06' - 29/11/2024
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51' - 29/11/2024
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46' - 29/11/2024
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.