UNCTAD: Tăng trưởng thương mại toàn cầu có thể chậm lại
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) vừa công bố bản cập nhật thương mại toàn cầu tháng 2/2022, trong đó nhấn mạnh tăng trưởng thương mại toàn cầu đã tăng tốc trong quý cuối cùng của năm 2021, nhưng dự kiến sẽ chậm lại trong quý I/2022.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva (Thụy Sĩ), trong năm 2021, thương mại toàn cầu đạt mức cao kỷ lục - 28.500 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với năm 2020 và tăng khoảng 13% so với mức trước đại dịch khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Tăng trưởng thương mại toàn cầu được giữ vững trong nửa đầu năm 2021, tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối năm.
Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ cũng diễn biến tương tự trong năm 2021 với mức tăng mạnh hơn trong nửa đầu năm ngoái. Tăng trưởng thương mại tiếp tục khả quan đối với cả hàng hóa và dịch vụ trong quý III/2021 và đặc biệt là quý cuối cùng.
Xu hướng xuất nhập khẩu của một số nền kinh tế thương mại lớn trên thế giới minh họa rõ hơn cho các mô hình tăng trưởng thương mại trong những quý gần đây. Trong quý IV/2021, thương mại hàng hóa ở tất cả các nền kinh tế lớn đều cao hơn mức trước đại dịch vào năm 2019, đối với cả nhập khẩu và xuất khẩu.
Thương mại hàng hóa của các nước đang phát triển tăng mạnh hơn so với các nước phát triển. Xuất khẩu của các nước đang phát triển trong quý IV/2021 cao hơn khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, con số này là khoảng 15% đối với các nước phát triển.
Theo UNCTAD, xu hướng tích cực đối với thương mại quốc tế trong năm 2021 chủ yếu là do giá hàng hóa tăng, trong khi các biện pháp kiểm soát phòng ngừa đại dịch COVID-19 được nới lỏng và nhu cầu phục hồi mạnh mẽ nhờ các gói kích thích kinh tế.Tuy nhiên, những xu hướng này có khả năng giảm bớt nên thương mại toàn cầu dự kiến sẽ bình thường hóa trong năm 2022. Các chuyên gia đánh giá có nhiều yếu tố chi phối sự phát triển của thương mại thế giới trong năm nay.
Thứ nhất, đó là tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự kiến. Dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm 2022 đang được điều chỉnh giảm. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 từ 4,9% xuống còn 4,4% do lạm phát kéo dài tại Mỹ và lĩnh vực bất động sản khó lường của Trung Quốc.
Xu hướng thương mại toàn cầu sẽ phản ánh những xu hướng kinh tế vĩ mô, với tăng trưởng thương mại thấp hơn dự kiến. Thứ hai, đó là những thách thức liên tục đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Đại dịch COVID-19 đã gây ra áp lực chưa từng có đối với chuỗi cung ứng.
Sự gián đoạn logistic, tình trạng thiếu hụt và giá năng lượng tăng cao đã góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung và chi phí vận chuyển tăng theo chiều hướng xoắn ốc. Thứ ba, đó là các hiệp định thương mại và xu hướng khu vực hóa.
Đầu năm nay, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực, tạo thuận lợi cho thương mại giữa nhiều nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương và dự kiến sẽ tăng cường thương mại giữa các thành viên, bao gồm cả việc chuyển hướng thương mại từ các nước không phải là thành viên.
Thứ tư, đó là các nước chuyển đổi hướng tới một nền kinh tế toàn cầu xanh hơn. Các mô hình thương mại trong năm 2022 dự kiến sẽ phản ánh nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu đối với các sản phẩm bền vững thân thiện với môi trường.
Các mô hình như vậy cũng có thể được các chính sách của chính phủ hỗ trợ. Ngoài ra, các mô hình thương mại toàn cầu cũng có thể chịu ảnh hưởng của nhu cầu gia tăng đối với các mặt hàng chiến lược cần hỗ trợ các giải pháp thay thế năng lượng xanh hơn như coban, liti và kim loại đất hiếm.
Và cuối cùng là những lo ngại về tính bền vững của nợ công. Với mức nợ toàn cầu cao kỷ lục, lo ngại về tính bền vững của nợ có khả năng gia tăng trong các quý tới do lạm phát gia tăng. Việc siết chặt các điều kiện tài chính sẽ làm tăng áp lực đối với hầu hết các chính phủ có nợ công cao cũng như nguy cơ dễ bị tổn thương và ảnh hưởng tiêu cực đến các khoản đầu tư và luồng thương mại.
UNCTAD là cơ quan thương mại và phát triển của Liên hợp quốc, hỗ trợ các nước đang phát triển tiếp cận các lợi ích của nền kinh tế toàn cầu hóa một cách công bằng và hiệu quả hơn, đồng thời trang bị cho các nước giải pháp để đối phó với những hạn chế tiềm ẩn của quá trình hội nhập kinh tế lớn hơn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – EU hợp tác, phát triển thương mại nông, lâm, thủy sản
18:54' - 18/02/2022
Chiều 18/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có buổi làm việc với Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu (EC) Frans Timmermans.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố danh sách các sàn thương mại điện tử bị khiếu nại năm 2021
12:03' - 18/02/2022
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) vừa công bố danh sách các trang thương mại điện tử có tiếng xấu trên thế giới năm 2021, trong đó bổ sung thêm 2 AliExpress và WeChat của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan xúc tiến đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do
10:51' - 17/02/2022
Bộ Thương mại Thái Lan đặt mục tiêu kết thúc khuôn khổ đàm phán về một hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU) trong năm nay và kết thúc đàm phán FTA với Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại của Nhật Bản lớn nhất trong 8 năm
10:44' - 17/02/2022
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản tăng cao kỷ lục trong tháng 1/2022, khiến thâm hụt thương mại tăng lên 2.190 tỷ yen (19 tỷ USD), mức cao nhất trong vòng 8 năm qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Anh công bố cải cách tài chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
10:20' - 15/11/2024
Chính phủ Anh đang lên kế hoạch cải cách lĩnh vực tài chính, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều cơ hội để Trung Quốc và Mỹ mở rộng thương mại nông sản
09:09' - 15/11/2024
Trung Quốc và Mỹ có nhiều cơ hội để mở rộng hợp tác nông nghiệp khi Trung Quốc có thể nhập khẩu 30 triệu tấn đậu nành từ Mỹ trong năm thị trường 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Scholz hối thúc Quốc hội Đức thông qua các dự luật quan trọng
09:55' - 14/11/2024
Thủ tướng Olaf Scholz đã kêu gọi các chính đảng trong cơ quan lập pháp Đức tiếp tục hợp tác thông qua các dự luật quan trọng trước cuộc bầu cử mới.
-
Ý kiến và Bình luận
Lãnh đạo IMF và WB cam kết hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ D.Trump
11:30' - 13/11/2024
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cam kết hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chức ECB thận trọng trước nguy cơ chiến tranh thương mại mới
06:30' - 13/11/2024
Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo các chính sách bảo hộ từ chính quyền mới của Mỹ sẽ cản trở tăng trưởng toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Airbus ủng hộ thương mại tự do khi lo ngại về thuế quan gia tăng
22:01' - 12/11/2024
Airbus mong muốn các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Trung Quốc và EU về động thái của EU trong việc áp thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất đạt được một số tiến triển.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu
08:38' - 12/11/2024
Ngày 11/11, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Podesta khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục đấu tranh chống biến đổi khí hậu bất chấp việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo nguyên nhân khiến Mỹ Latinh thiệt hại hơn 3% GDP
08:38' - 12/11/2024
Tình trạng tội phạm, bạo lực và mất an ninh tiếp tục là rào cản chính đối với sự phát triển và thịnh vượng của Mỹ Latinh và Caribe.
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản
11:33' - 11/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.