UNDP kêu gọi xóa nợ khẩn cấp cho 54 nước nghèo
Nhận định này được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra trong báo cáo mới công bố ngày 11/10.
Trong báo cáo, UNDP cảnh báo rằng hàng chục quốc gia đang phát triển phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ ngày càng sâu rộng và "nếu không hành động để khắc phục tình trạng này, hệ lụy sẽ rất lớn".
Theo UNDP, nếu không có biện pháp cứu trợ ngay lập tức, ít nhất 54 quốc gia trên thế giới sẽ chứng kiến tình trạng nghèo đói gia tăng và "các khoản đầu tư tối cần thiết cho việc thích ứng và giảm thiểu tác động của khí hậu sẽ không mang lại hiệu quả".
Báo cáo nêu rõ đây là điều đáng lo ngại, bởi lẽ các quốc gia bị ảnh hưởng lại chính là "những quốc gia thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu toàn cầu", nhưng bất chấp những cảnh báo được nhắc đi nhắc lại, "cho đến nay rất ít các động thái được thực hiện, trong khi mức độ rủi ro ngày càng tăng lên".
Phát biểu với báo giới tại Geneva (Thụy Sĩ), Giám đốc UNDP Achim Steiner nhấn mạnh: "Cuộc khủng hoảng này đang gia tăng và có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng phát triển ảnh hưởng tới hàng chục quốc gia trên thế giới".
Các nước nghèo đang phải đối mặt với nhiều sức ép kinh tế. Nhiều nước trong số này không thể thanh toán nợ hoặc tiếp cận nguồn tài chính mới. Theo UNDP, những rắc rối về nợ đã âm ỉ ở nhiều quốc gia từ rất lâu trước khi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, "việc nợ tăng nhanh trong thập kỷ qua luôn bị đánh giá thấp".
Việc tạm đình chỉ nghĩa vụ trả nợ được áp dụng trong thời kỳ đại dịch COVID-19, nhằm giảm bớt gánh nặng cho các nước nghèo hiện đã hết hiệu lực. Các cuộc đàm phán trong Khuôn khổ chung của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) nhằm mục đích giúp các nước mắc nợ tìm ra hướng đi để tái cấu trúc nghĩa vụ trả nợ đang diễn ra với tốc độ rất nhanh.
Theo dữ liệu mới nhất, 46 trong số 54 quốc gia có nợ công tích lũy tổng cộng 782 tỷ USD vào năm 2020. Riêng Argentina, Ukraine và Venezuela đã chiếm hơn 1/3 số tiền này. Tình hình đang xấu đi nhanh chóng, khi 19 trong số các nước đang phát triển hiện đã đóng cửa thị trường cho vay - tăng 10 nước so với ghi nhận hồi đầu năm nay.
Phát biểu với báo giới, nhà kinh tế trưởng của UNDP - ông George Gray Molina cho biết khoản nợ của 1/3 trong số các nền kinh tế đang phát triển đang được gắn nhãn "rủi ro đáng kể, cực kỳ đầu cơ hoặc vỡ nợ". Các quốc gia có nguy cơ cao nhất là Sri Lanka, Pakistan, Tunisia, Chad và Zambia.
Theo ông Gray Molina, các chủ nợ tư nhân cho đến nay vẫn là trở ngại lớn nhất để tiến tới việc tái cơ cấu cần thiết. Ông nhấn mạnh: “Điều còn thiếu tại thời điểm hiện nay là sự đảm bảo tài chính từ các chính phủ là những chủ nợ lớn để có thể đạt được một thỏa thuận."
Giám đốc UNDP Achim Steiner - người đã nhiều lần cảnh báo về cuộc khủng hoảng - bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng quốc tế rốt cuộc sẽ nhận ra rằng hành động đó là vì lợi ích chung của mọi người.
Ông khẳng định: “Phòng ngừa sẽ tốt hơn là khắc phục và chắc chắn… sẽ ít tốn kém hơn rất nhiều so với việc phải đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu"./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Thế giới đang đối mặt với "làn sóng thứ 5" của khủng hoảng nợ
09:07' - 08/10/2022
Thế giới đang đối mặt với "làn sóng thứ 5 của cuộc khủng hoảng nợ", đó là nhận định được Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass đưa ra ngày 7/10.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thư ký LHQ kêu gọi ưu tiên ứng phó biến đổi khí hậu
08:48' - 04/10/2022
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres lên tiếng kêu gọi thế giới hãy ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu và chung tay hành động ngay.
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cuộc chiến giành khí đốt: Màn "múa ba lê" của các tàu chở LNG
06:30' - 04/10/2022
Trong bối cảnh luật của người trả giá cao nhất được áp dụng, không có gì lạ khi các con tàu "chuyển hướng" đến thị trường có giá "giao ngay" cao nhất thay vì các điểm đến ban đầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00'
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ hôm nay, chính thức "khai tử" thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với doanh nghiệp
14:32' - 01/07/2025
Từ hôm nay 1/7, các ngân hàng sẽ chấm dứt sử dụng thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với người đại diện tổ chức và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các giải pháp công nghệ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14' - 01/07/2025
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ bếp ăn đến tài khoản ngân hàng: Người Việt học cách làm chủ tài chính
17:00' - 30/06/2025
Từ góc bếp nhỏ đến những diễn đàn đầu tư lớn, mọi người đều đang chia sẻ về cách họ đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, tìm kiếm những giải pháp tài chính thông minh hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Căng thẳng địa chính trị định hình lại dòng vốn toàn cầu
21:12' - 29/06/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy đầu tư toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc rút bớt đầu tư nước ngoài, FDI bất động sản lao dốc
07:26' - 29/06/2025
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc đạt tổng cộng 15,13 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1-3/2025, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hải quan dừng tiếp nhận tờ khai từ 22 giờ ngày 30/6 đến 5 giờ ngày 1/7
21:55' - 28/06/2025
Để chuẩn bị triển khai hệ thống mới, Cục Hải quan sẽ tạm dừng tiếp nhận khai hải quan trong thời gian nói trên.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed: Các ngân hàng lớn của Mỹ đủ sức trụ vững trước suy thoái
16:19' - 28/06/2025
Theo Fed, các ngân hàng đã vượt qua bài sát hạch với mức độ vốn vững chắc, kể cả khi chịu thiệt hại giả định lên tới hơn 550 tỷ USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
EU tăng cường vùng đệm tài chính cho các ngân hàng nhỏ
07:45' - 28/06/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được đồng thuận về quy định nhằm hỗ trợ các ngân hàng nhỏ đang gặp khó khăn. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm liên kết lĩnh vực ngân hàng của các quốc gia thành viên.