UNEP: Suy thoái môi trường dẫn đến nhiều hệ lụy với nhân loại
Một đánh giá khoa học của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) mới công bố cho biết biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm là ba mối đe dọa chính đối với sức khỏe và sự thịnh vượng của nhân loại, sau một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh đánh đổi bằng một cái giá rất đắt cho hành tinh.
Dựa trên những thông tin từ các đánh giá lớn khác về khí hậu và đa dạng sinh học từ các hội đồng chuyên gia quốc tế, báo cáo có tiêu đề "Chung sống hòa bình với thiên nhiên" công bố ngày 18/2 cho biết việc chuyển đổi nhanh chóng sang năng lượng tái tạo và loại bỏ tình trạng suy thoái môi trường sống là điều cần thiết để ngăn ngừa "rủi ro không thể chấp nhận được" cho các thế hệ tương lai.
Tác giả chính của báo cáo, ông Robert Watson, nói rằng dù đây là những vấn đề môi trường, chúng cũng là những vấn đề về phát triển, kinh tế, xã hội, an ninh và đạo đức.
Báo cáo cho thấy nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng gần gấp 5 lần trong 50 năm qua nhờ hoạt động khai thác tài nguyên và năng lượng tăng gấp ba lần vào cùng giai đoạn.
Tuy nhiên, dù tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, những tác động môi trường từ các hoạt động khai thác tài nguyên vẫn do những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất gánh chịu.
Mặc dù mức độ thịnh vượng trung bình đã tăng gấp đôi trong 5 thập kỷ qua, khoảng 1,3 tỷ người vẫn bị xếp vào loại nghèo và 700 triệu người bị thiếu ăn mỗi ngày.
Đánh giá cho biết tình trạng suy thoái môi trường đang làm xói mòn tiến độ xóa đói giảm nghèo.
Đồng thời, LHQ cảnh báo rằng các đại dịch như COVID-19 ngày càng có khả năng xảy ra trong tương lai khi nhân loại tiếp tục tước bỏ môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật khác.
Mặc dù lượng khí thải giảm kỷ lục vào năm ngoái do đại dịch COVID-19 đã hạn chế hoạt động đi lại quốc tế, thế giới vẫn đang trên đà tăng ít nhất 3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào năm 2100.
Điều đó lùi quá xa so với mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, trong đó các quốc gia cam kết hạn chế sự nóng lên ở mức "thấp hơn" 2 độ C và ở mức an toàn hơn là 1,5 độ C nếu có thể.
Ngoài ra, đánh giá cũng cho thấy rằng các chính phủ đã chi từ 5.000 - 7.000 tỷ USD tiền trợ cấp cho các dự án nhiên liệu hóa thạch cùng các hoạt động canh tác quy mô lớn. Chính điều này góp phần gây ra ô nhiễm không khí và khiến khoảng tám triệu người thiệt mạng mỗi năm.
Trong bối cảnh năm 2021 sẽ diễn ra hai hội nghị thượng đỉnh lớn của LHQ về mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, các tác giả cho biết những phản ứng "chắp vá và thiếu phối hợp" của các Chính phủ sẽ không thể bảo vệ hành tinh.
Ông Watson nói rằng dù hoan nghênh việc tất cả các quốc gia trên thế giới đã đặt mục tiêu đưa mức phát thải khí CO2 ròng bằng 0 vào năm 2030, vấn đề thực sự là họ sẽ làm gì từ nay đến thời hạn đó.
Ông nhấn mạnh hiện tại cần những hành động thực tế trong ngắn hạn, thay vì chỉ những mục tiêu đầy khát vọng cho giữa thế kỷ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
160.000 người tử vong vì ô nhiễm không khí tại 5 thành phố đông nhất thế giới
14:28' - 18/02/2021
Theo tổ chức Greenpeace khu vực Đông Nam Á, ô nhiễm không khí đã cướp đi sinh mạng của khoảng 160.000 người và gây thiệt hại khoảng 85 tỷ USD tại 5 thành phố đông dân nhất thế giới năm 2020.
-
Kinh tế & Xã hội
Hơn 8 triệu người chết sớm mỗi năm do ô nhiễm đốt nhiên liệu hóa thạch
07:00' - 15/02/2021
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research, ô nhiễm do nhiên liệu hóa thạch đã làm hơn 8 triệu người tử vong sớm vào năm 2018, chiếm gần 20% tỷ lệ tử vong ở người trưởng thành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Nam Phi ghi nhận khoảng 4.000 trường hợp tái mắc bệnh COVID-19
21:43' - 25/02/2021
Chủ tịch Ủy ban Tư vấn liên bộ về vaccine của Nam Phi Barry Schoub cho biết các cơ quan chức năng nước này đã ghi nhận khoảng 4.000 trường hợp tái mắc bệnh COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
WHO kêu gọi tìm hiểu những hậu quả lâu dài của bệnh nhân COVID-19
21:28' - 25/02/2021
Ngày 25/2, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge đã kêu gọi nhà chức trách các quốc gia ưu tiên tìm hiểu những hậu quả lâu dài của bệnh nhân COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
TP. HCM vẫn dừng hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu
21:19' - 25/02/2021
Đối với lĩnh vực như vũ trường, quán bar, karaoke, pub, beer club, các cơ sở hoạt động thể thao trong không gian kín, UBND thành phố yêu cầu tiếp tục tạm dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc cấp phép sử dụng thêm 2 vaccine ngừa COVID-19
21:16' - 25/02/2021
Ngày 25/2, Cục quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc cho biết đã cấp phép sử dụng thêm 2 vaccine phòng COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề xuất Bộ Y tế phê duyệt hai vaccine phòng COVID-19 của Hoa Kỳ và Nga
21:14' - 25/02/2021
Ngày 25/2, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đã họp và nhất trí đề xuất Bộ Y tế phê duyệt cho hai vaccine phòng COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Lễ khai ấn đền Trần chỉ thực hiện nghi lễ truyền thống trong cung Thiên Trường
20:16' - 25/02/2021
Năm 2021, thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, tỉnh Nam Định không tổ chức lễ khai ấn đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) trên diện rộng như thông lệ.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Indonesia có khả năng miễn dịch cộng đồng trong tương lai gần
19:27' - 25/02/2021
Ngày 25/2, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia cho biết chính phủ đang đặt mục tiêu tiêm phòng COVID-19 cho 500.000 người/ngày vào tháng 3 và 700.000 người/ngày vào tháng 4.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19 chiều 25/2: Thêm 8 ca mắc mới, trong đó có 1 ca nhập cảnh
18:46' - 25/02/2021
Theo Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, tính từ 6h đến 18h ngày 25/02 Việt Nam có thêm 08 ca mắc mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng không tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn năm 2021
17:42' - 25/02/2021
Chiều 25/2, UBND quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) đã có văn bản thông báo về việc tạm ngừng tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn năm 2021.