Ứng cử viên Tổng thống Mỹ tiết lộ kế hoạch chống biến đổi khí hậu
Mặc dù có rất nhiều đề xuất về vấn đề ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020 của nội bộ đảng Dân chủ, kế hoạch mới nhất của ông Inslee cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về cách Thống đốc bang Washington sẽ giải quyết vấn đề này.
Kế hoạch của ông Inslee được xây dựng dựa trên các đề xuất về vấn đề biến đổi khí hậu trước đây của ông, trong đó kêu gọi đẩy lùi các loại khí thải độc hại và góp phần giúp Mỹ đóng vai trò đi đầu về vấn đề này trong tương lai.
Đáng chú ý, ông Inslee cũng cho rằng tình trạng di cư sẽ tiếp tục diễn ra do những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết. Ông Inslee tuyên bố, kế hoạch của ông dự kiến góp phần đạt được mức giảm 50% lượng khí phát thải vào năm 2030 và lượng phát thải bằng không (net-zero) vào cuối năm 2045.
Trong kế hoạch của mình, ông Inslee cho rằng một nước Mỹ có thể dẫn đầu thế giới trong việc xây dựng một nền kinh tế năng lượng sạch, tạo ra việc làm ở trong nước và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới; hoặc tụt hậu so với nhiều quốc gia khác trong thế kỷ 21 nếu phải trả giá do tình trạng biến đổi khí hậu gia tăng, kéo theo khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng nhân đạo.
Bản báo cáo của kế hoạch dài 50 trang này kêu gọi Mỹ tái gia nhập một số kế hoạch và hiệp định về vấn đề biến đổi khí hậu của quốc tế và khu vực, bên cạnh Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Theo ông Inslee, Mỹ nên và cần gia nhập “Liên minh thúc đẩy chấm dứt sử dụng than đá” (Powering Past Coal Alliance), cam kết loại bỏ ô nhiễm từ các nhà máy phát điện vận hành bằng than đá vào năm 2030, đẩy lùi các khoản giảm thuế cho các công ty nhiên liệu hóa thạch, bác bỏ những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Mỹ ra nước ngoài cũng như áp dụng các hạn chế mới về việc sử dụng khí metan và các định dạng khác của carbon.
Thống đốc Inslee cho biết ông sẽ điều phối một thỏa thuận toàn cầu khác nhằm tập trung vào việc khai thác khí metan có khả năng giữ nhiệt cao hơn 34 lần so với carbon, đồng thời tìm kiếm các giải pháp thay thế cho khí hydrofluorocarbon (HFC) được sử dụng trong các thiết bị điện lạnh vốn được coi là “bẫy nhiệt”.
Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ cũng sẽ bổ sung một yêu cầu về vấn đề biến đổi khí hậu đối với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài nếu ô nhiễm liên quan đến các sản phẩm đó vượt quá mức nhất định.
Bên cạnh đó, một đề xuất của ông Inslee còn vượt ra ngoài các thỏa thuận toàn cầu và các mục tiêu giảm phát thải khi tập trung vào tình trạng bất ổn quốc tế do biến đổi khí hậu, bao gồm cả người tị nạn do biến đổi khí hậu.
Nội dung kế hoạch này nhấn mạnh dưới thời Tổng thống Trump, chính sách của Mỹ đã bác bỏ thực tế khoa học, nhân đạo và an ninh của tình trạng biến đổi khí hậu, đồng thời cho biết Thống đốc Inslee sẽ điều chỉnh chính sách nhập cư của Mỹ phù hợp với thực tế tình trạng di cư do tác động của biến đổi khí hậu.
Theo đề xuất trên, ông Inslee sẽ tăng dần số người tị nạn được Mỹ chấp nhận cho đến khi vượt quá mục tiêu 110.000 người tị nạn được đặt ra trong năm cuối cùng của chính quyền Tổng thống Barack Obama, coi đó là tiêu chuẩn tối thiểu để Mỹ đòi lại vai trò lãnh đạo lịch sử của mình trong việc tái định cư người tị nạn.
Các chính sách nhập cư tiếp theo trong đề xuất trên của ông Inslee sẽ góp phần đảo ngược các quyết định của chính quyền Trump, vốn được xem là đang ảnh hưởng đến người nhập cư và người tị nạn từ các nước như El Salvador, Haiti, Honduras và Nicaragua.
Thống đốc Inslee đã có nhiều cố gắng để tự khẳng định mình như là một ứng cử viên hàng đầu về vấn đề biến đổi khí hậu. Ngày 4/6, nhà bảo trợ của "Thỏa thuận Xanh mới", hạ nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez (đảng Dân chủ, New York) đã gọi kế hoạch trên của Thống đốc Inslee là “tiêu chuẩn vàng”.
Tuy nhiên, ông Inslee đang phải cạnh tranh gắt gao với nhiều ứng cử viên Dân chủ, những người cũng muốn thể hiện mình bằng cách đề xuất các chính sách về một vấn đề đang được dư luận quan tâm. Một số ứng cử viên cũng đã đưa ra các chính sách về biến đổi khí hậu, bao gồm cựu Phó Tổng thống Joe Biden và thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Elizabeth Warren (bang Massachusetts).
Kế hoạch mới nhất của ứng cử viên Inslee cũng đi sâu vào lĩnh vực giao thông - lĩnh vực “đóng góp” lớn nhất cho vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính - mặc dù việc đi lại bằng ô tô phần lớn không có trong đề xuất của ông. Thay vào đó, ông Inslee tập trung vào lĩnh vực hàng không và vận tải như một cách để giảm ô nhiễm.
Theo kế hoạch trên, Mỹ sẽ tham gia một hiệp ước không làm tăng ô nhiễm carbon từ du lịch hàng không đối với các chuyến bay quốc tế và tạo ra một chương trình tương tự cho các chuyến bay nội địa. Ông Inslee sẽ chấm dứt việc giảm thuế cho các máy bay phản lực tư nhân, khi gọi đó là “một món quà khổng lồ, lãng phí cho những người giàu có, thúc đẩy ô nhiễm không cần thiết”.
Ông Inslee cũng cho biết sẽ chấm dứt tình trạng trợ cấp nhiên liệu hóa thạch từ chính phủ, bao gồm các chương trình mà ông ước tính có thể tiêu tốn tới 5.300 tỷ USD hàng năm và hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tỷ phú Mỹ cam kết ủng hộ 500 triệu USD để đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than
13:28' - 07/06/2019
Cựu Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg ngày 6/6 cam kết sẽ ủng hộ 500 triệu USD để đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than còn lại của đất nước vào năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề biến đổi khí hậu trong cuộc chạy đua Tổng thống Mỹ
06:31' - 09/05/2019
Theo The Hill, các ứng viên đảng Dân chủ đang phải chiến đấu với một trong những nội dung quan trọng nhất trong cương lĩnh tranh cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng – đó là vấn đề biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Tiêu điểm: Để Mặt Trời “đồng hành” ứng phó biến đổi khí hậu
09:05' - 23/03/2019
Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng cho toàn bộ sự sống trên Trái Đất, điều khiển thời tiết và khí hậu trên hành tinh mà chúng ta đang sống.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đối mặt với khả năng thiếu nước do biến đổi khí hậu
14:46' - 01/03/2019
Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ được đăng trên tờ Earth's Future ngày 28/2, những áp lực từ biến đổi khí hậu và tăng trưởng dân số có thể gây ra tình trạng thiếu nước ở hầu khắp nước Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ thế giới thất bại trong "cuộc đua" chống biến đổi khí hậu
19:07' - 24/01/2019
LHQ trước đó từng cảnh báo thế giới đang chậm chân trong cuộc chiến toàn cầu mang tính cấp bách này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo châu Á là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu?
18:59' - 29/03/2023
Theo báo cáo thường niên của BFA, tốc độ tăng trưởng khu vực châu Á trong năm 2023 có thể đạt 4,5%, cao hơn mức 4,2% trong năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Pháp khẳng định vẫn thực thi luật cải cách hưu trí
11:35' - 29/03/2023
Ngày 28/3, Chính phủ Pháp đã bác bỏ yêu cầu của các công đoàn về việc cân nhắc lại luật tăng tuổi hưu đang gây tranh cãi.
-
Kinh tế Thế giới
EU hoãn giải ngân 19 tỷ euro cho Italy
08:22' - 29/03/2023
Ủy ban châu Âu (EC) đã hoãn việc giải ngân khoản viện trợ khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19 trị giá 19 tỷ euro (20,5 tỷ USD) cho Italy.
-
Kinh tế Thế giới
EU hướng tới ngừng nhập khẩu LNG của Nga
07:57' - 29/03/2023
Các Bộ trưởng Năng lượng EU đã đề xuất những quy tắc thị trường khí đốt mới sẽ cung cấp cho các nước thành viên một lộ trình ngừng nhập khẩu LNG từ Nga mà không cần dùng đến các biện pháp trừng phạt.
-
Kinh tế Thế giới
Nội các Nhật Bản duyệt chi 17 tỷ USD cho các biện pháp chống lạm phát
15:46' - 28/03/2023
Ngày 28/3, Chính phủ Nhật Bản đã duyệt chi 2.222,6 tỷ yen (khoảng 17 tỷ USD) từ quỹ dự phòng trong ngân sách của tài khóa 2022 để thực hiện các biện pháp nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
EC yêu cầu Italy thu hồi 400 triệu euro cho hãng hàng không Alitalia vay
14:34' - 28/03/2023
Hãng Alitalia đã tuyên bố phá sản và ngừng hoạt động năm 2021 sau khi lỗ chồng chất tới 11 tỷ euro trong 2 thập kỷ.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn châu Á Bác Ngao dự báo châu Á tăng trưởng GDP 4,5% trong năm nay
14:07' - 28/03/2023
Theo tóm tắt báo cáo thường niên công bố ngày 28/3 tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2023, khu vực châu Á được dự báo đạt tăng trưởng GDP thực 4,5% trong năm nay, cao hơn mức 4,2% năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản dỡ bỏ hạn chế kéo dài 20 năm đối với thịt bò chế biến của Canada
13:20' - 28/03/2023
Nhật Bản đã dỡ bỏ các hạn chế áp dụng trong 20 năm qua đối với việc nhập khẩu thịt bò chế biến của Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Bắt đầu cuộc tổng đình công phản đối cải cách tư pháp tại Israel
07:55' - 28/03/2023
Tổng Liên đoàn lao động Israel (Histadrut) đã bắt đầu tiến hành cuộc tổng đình công phản đối kế hoạch cải cách tư pháp đang gây nhiều tranh cãi hiện nay.