Vấn đề biến đổi khí hậu trong cuộc chạy đua Tổng thống Mỹ
Bốn ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020 đã đưa ra các kế hoạch chính sách chi tiết về cách họ giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu - một trong những vấn đề hàng đầu trong chính đảng Dân chủ. Tuần vừa qua, Thống đốc Washington Jay Inslee và cựu hạ nghị sĩ Dân chủ Beto O'Rourke (bang Texas) từng đưa ra các đề xuất nhằm hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Vào tháng 4/2019, hai thượng nghị sĩ Dân chủ Elizabeth Warren (bang Massachusetts) và Cory Booker (bang New Jersey) đã lần lượt giới thiệu một đề xuất về đất đai và môi trường, với mỗi đề xuất đều hướng tới việc giải quyết vấn đề hạn chế khí thải. Các đề xuất xoay quanh việc cho phép các ứng viên tự mình trực tiếp chống lại chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump - người đã quyết định việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và khôi phục một số quy định môi trường gây ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm không khí. Những đề xuất trên có thể giúp một số ứng cử viên có được lợi thế cạnh tranh trong kỳ bầu cử sơ bộ sắp tới của đảng Dân chủ. Kết quả cuộc thăm dò của CNN được công bố ngày 30/4 vừa qua cho thấy, chống biến đổi khí hậu là vấn đề quan tâm số một của các cử tri đảng Dân chủ, hơn cả những vấn đề quan trọng khác như chăm sóc sức khỏe, kiểm soát súng đạn và tuyển sinh đại học. Khi công bố kế hoạch tranh cử của mình, ông O’Rourke cho biết mối đe dọa lớn nhất mà nước Mỹ phải đối mặt là vấn đề biến đổi khí hậu. Trong khi đó, ứng cử viên Booker cho rằng chính quyền Tổng thống Trump đã “rút ruột” Cơ quan bảo vệ môi trường, đẩy lùi các biện pháp bảo vệ không khí sạch và nước sạch đồng thời cho phép những người gây ô nhiễm không bị kiểm soát, gây ra tác hại “to lớn và đau khổ cho các cộng đồng dễ bị tổn thương”.Các nhóm hoạt động môi trường xem việc triển khai một số đề xuất về vấn đề biến đổi khí hậu khác nhau là bằng chứng cho thấy các ứng cử viên Dân chủ đang thực hiện một cách nghiêm túc đối với sự nóng lên toàn cầu - đồng thời nhận ra các cử tri cũng vậy. Charlie Jiang - một chiến dịch viên của “Greenpeace” - cho rằng muốn thấy những đề xuất này xuất hiện. Charlie Jiang nhấn mạnh: “Tôi nghĩ rằng tất cả các ứng cử viên đều công nhận rằng hành động bảo vệ khí hậu là vấn đề hàng đầu của người Mỹ trong năm 2020”.May Boeve, Giám đốc điều hành của tổ chức vận động vì môi trường “350 Action”, cho biết sự hỗ trợ ngày càng tăng đối với các hành động nhằm bảo vệ khí hậu cũng có nghĩa là các ứng cử viên không còn tự phân biệt mình bằng cách đơn giản tin vào biến đổi khí hậu, mà bằng cách phát triển các chính sách để khắc phục nó. Giám đốc May Boeve cũng nói rằng: “Các cử tri rõ ràng coi biến đổi khí hậu là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống và chúng tôi sẽ ủng hộ tầm nhìn táo bạo nhất để chuyển đổi nền kinh tế, ngăn chặn các dự án nhiên liệu hóa thạch phá hủy khí hậu”. Giám đốc Boeve cũng thể hiện mong muốn được nhìn thấy các ứng cử viên tranh luận về kế hoạch khí hậu của họ và giúp họ xây dựng một tầm nhìn bền vững cho tương lai. Cả bốn ứng cử viên đều cho biết họ ủng hộ khái niệm về “Thỏa thuận Xanh Mới” (Green New Deal), một kế hoạch năng lượng đầy tham vọng được giới thiệu tại Hạ viện vào tháng 2/2019 bởi Hạ nghị sĩ dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez (New York) - kế hoạch sẽ góp phần chuyển đổi lưới điện của Mỹ sang 100% năng lượng tái tạo vào năm 2030. Tất cả ứng cử viên chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020 của đảng Dân chủ tại Thượng viện, bao gồm cả các Thượng nghị sĩ độc lập Bernie Sanders (bang Vermont) và Kamala Harris (California), đã ủng hộ kế hoạch trên với tư cách là các nhà đồng tài trợ. Cho đến nay, chỉ có các kế hoạch khí hậu của ông O’Rourke và Inslee giải quyết câu hỏi chung về cách ngăn chặn khí thải carbon của Mỹ. Mỗi đề xuất đều tập trung vào một mục đích đưa đất nước ra khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và đầu tư vào các “công việc xanh” để phát triển kinh tế. Kế hoạch của ứng cử viên Inslee cũng tương tự như “Thỏa thuận Xanh Mới” ở chỗ nó nhằm mục đích chuyển hoàn toàn sang năng lượng sạch vào năm 2030. Nhưng ông Inslee cũng để ngỏ khả năng sử dụng năng lượng hạt nhân, một ngành năng lượng mà một số nhóm môi trường phản đối quyết liệt.Trong khi đó, kế hoạch của ông O’Rourke đã gây ra làn sóng chỉ trích vì không thiết lập thời gian ngắn hơn để đạt được mức giảm phát thải. Đề xuất của ông O’Rourke sẽ đầu tư 5.000 tỷ USD để cắt giảm lượng khí thải nhà kính của đất nước xuống mức thấp nhất vào năm 2050.Inslee là ứng cử viên Dân chủ duy nhất triển khai chiến dịch vận động tranh cử của mình hoàn toàn bằng “hành động khí hậu”. Tuy nhiên, việc xem ông như một thống đốc “nhà nước phương Tây” có nghĩa là ông phải đối mặt với một trận chiến khó khăn trong các cuộc thăm dò.Mặc dù tập trung vào vấn đề khí hậu có thể có lợi cho ông, song ông không phải là ứng cử viên duy nhất đang tìm kiếm một sự “thúc đẩy xanh”. Ông Inslee lập luận rằng kế hoạch của ông rất khả thi và sự tập trung vào biến đổi khí hậu không chỉ là một “tia hy vọng” mà còn có thể là “một cú giáng” vào các đối thủ Dân chủ của mình./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tự tin đối mặt với thách thức trong đàm phán thương mại với Mỹ
11:59' - 08/05/2019
Trung Quốc sẽ bình tĩnh trước những đe dọa của Mỹ về việc tăng thuế và tự tin đủ khả năng đối mặt với những thách thức trong đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Mỹ được phép trục xuất người tị nạn trở lại Mexico
10:45' - 08/05/2019
Tòa án phúc thẩm tại San Francisco (Mỹ) ngày 7/5 phán quyết cho chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiếp tục trục xuất trở lại Mexico những người xin tị nạn đang chờ được chấp nhận vào Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Trung Quốc đi ngược các cam kết trong đàm phán thương mại
10:33' - 07/05/2019
Các quan chức thương mại Mỹ cho rằng Trung Quốc đã đi ngược lại những cam kết đưa ra trong các cuộc đàm phán thương mại, buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump phải tuyên bố áp thuế bổ sung.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ thảo luận về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
18:34' - 06/05/2019
Ngày 6/5, lãnh đạo quân sự Hàn Quốc và Mỹ đã thảo luận về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên cuối tuần trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này