Ứng phó áp thấp nhiệt đới: Đảm bảo giao thông thông suốt
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, để chủ động, kịp thời ứng phó với áp thấp nhiệt đới, đối với hoạt động vận tải trên biển từ Quảng Bình đến Phú Yên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam chỉ đạo hệ thống Đài thông tin duyên hải thường xuyên theo dõi chặt chẽ, cập nhật, xử lý ngay thông tin và thông báo kịp thời vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm.
Trong đó, vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: được xác định từ vĩ tuyến 13,5 – 16,5 độ vĩ Bắc, từ kinh tuyến 109,0 – 114,5 độ kinh Đông và trong 48 giờ tới là từ vĩ tuyến 14,0 – 17,0 độ vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 112,0. Vùng nguy hiểm sẽ được điều chỉnh trong các bản tin dự báo.
Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được yêu cầu chỉ đạo các cảng vụ hàng hải và cảng vụ đường thủy nội địa liên tục theo dõi diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để thông báo và hướng dẫn tàu thuyền biết khi cấp phép cho tàu rời cảng.
Đồng thời, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, kể cả tàu vận tải, tàu du lịch để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra.
Các đơn vị cần tăng cường kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tại bến, nhất là khu vực neo đậu quanh các đảo.
Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam được yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh.
Đối với công tác ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với các Sở Giao thông Vận tải, các lực lượng chức năng của địa phương tổ chức trực, phân luồng giao thông, cử người canh gác, cắm phao tiêu, rào chắn, báo hiệu ở những vị trí bị ngập nước, ngầm tràn, đoạn đường bị đứt, đoạn đường bị sạt lở.
Bên cạnh đó, kiểm soát giao thông, chủ động điều tiết giao thông, cũng như cấm đường tại các vị trí nguy hiểm (ngầm tràn, cầu, phà…) trên các tuyến quốc lộ trong vùng chịu ảnh hưởng của mưa lũ. Kiên quyết không cho phép người và phương tiện đi vào những vị trí này nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông cho người, phương tiện trên các tuyến quốc lộ, đặc biệt các khu vực đèo dốc trên các tuyến quốc lộ trọng điểm.
Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, bố trí máy móc, thiết bị, vật tư và nhân lực ở những vị trí trọng yếu thường xuyên bị sụt trượt để chủ động khắc phục, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu việc khắc phục hậu quả mưa lũ và đảm bảo giao thông phải bảo đảm an toàn cho người, thiết bị thi công và các hạng mục công trình. Đặc biệt, chú ý các hạng mục thi công tại khu vực dễ bị sụt trượt, các công trình ở miền núi hay có lũ đột xuất.
Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm ngặt chế độ tuần tra, chốt gác các công trình, vị trí xung yếu, khu vực trọng điểm như cầu, đường yếu, dễ bị ngập nước, những khu vực hay xảy ra lũ quét, các đoạn đường đèo dốc, đá rơi, đất sụt, các khu vực đường sắt ở phía hạ lưu đê, đập thủy lợi, hồ chứa nước... sẵn sàng, chủ động ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện.
Sở Giao thông Vận tải các tỉnh chủ động phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ khu vực, các lực lượng chức năng của địa phương trong việc khắc phục sự cố do mưa, lũ gây ra, tiến hành phân luồng, đảm bảo giao thông thông suốt.
Trong đó, tập trung kiểm tra, rà soát ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở, sụt lún đất bảo đảm an toàn các công trình, an toàn dân cư trên các tuyến quốc lộ được ủy thác và các tuyến tỉnh lộ thuộc địa bàn quản lý, có phương án bố trí phương tiện, thiết bị để kịp thời hỗ trợ người dân đi qua các khu vực bị ngập lụt.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều 24/9, vùng áp thấp trên biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 13h00 ngày 24/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới vào khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10km/h.
Dự báo đến 13h00 ngày 25/9, áp thấp nhiệt đới cách Quảng Ngãi khoảng 170km, cách Đà Nẵng khoảng 230km, mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. 13h00 ngày 26/9, áp thấp nhiệt đới trên đất liền khu vực Đà Nẵng – Quảng Ngãi, mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Từ ngày 25/9-27/9, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ lượng mưa phổ biến 100-300mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ từ 100-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt./.
Tin liên quan
-
Dự báo thời tiết
Cập nhật mới nhất về áp thấp nhiệt đới: Nhiều khu vực mưa rất to
19:47' - 25/09/2023
Do ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới, nên ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó với áp thấp nhiệt đới
17:31' - 25/09/2023
Ngày 25/9/2023, Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc số 6575/CĐ-PCTT về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.
-
Doanh nghiệp
Ngành điện chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lớn
16:59' - 25/09/2023
Các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư để khắc phục kịp thời sự cố, thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian nhanh nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí
21:39'
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
21:31'
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, chiều 29/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội tăng nhẹ
20:23'
Ngày 29/11, Cục Thống kê Hà Nội công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2023 trên địa bàn Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức về hạ tầng trong đón đầu dịch chuyển chuỗi cung ứng
20:21'
Theo ông Nguyễn Công Luân, Phó Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu (Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh), hoạt động logistics Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng còn rất nhiều thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn ANZ
20:01'
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng, ANZ Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng nói riêng và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang khởi công gói thầu số 2 - Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
19:45'
Dự án đường bộ Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang (Dự án thành phần 3) có điểm đầu tại ấp Trường Lợi, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2045, Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực
18:51'
Ngày 29/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1492/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Chưa tìm được kịch bản phù hợp cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
18:26'
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành để hoàn thiện, quá đó tối ưu Đề án trước khi báo cáo Ban chỉ đạo và Tổ tư vấn dự án đường sắt. .
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang phân bổ gần 17.700 tỷ đồng cho 69 dự án giao thông
18:13'
UBND tỉnh An Giang cho biết: Giai đoạn 2021-2023, tỉnh đã phân bổ nguồn vốn đầu tư công cho 69 dự án hạ tầng giao thông với số tiền gần 17.700 tỷ đồng.