Ứng phó với thép nhập khẩu tăng mạnh
Thép nhập khẩu, đặc biệt là thép cuộn cán nóng tràn vào Việt Nam trong thời gian qua đã vượt qua công suất 6,7 triệu tấn sản xuất trong nước. Đây là điều chưa từng có với ngành thép khi Việt Nam hầu như đã tự chủ được về mặt hàng này. Trước tình trạng này, nhiều doanh nghiệp sản xuất nội địa đã đề xuất mở điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến việc chống bán phá giá với các mặt hàng thép cuộn cán nóng, song cũng còn nhiều ý kiến phản đối từ các đơn vị nhập khẩu.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này dưới góc nhìn phòng vệ thương mại, phóng viên TTXVN đã có trao đổi với TS. Hoàng Ngọc Thuận - Trường Đại học Ngoại thương.
Phóng viên: Ông có đánh giá thế nào về việc thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới hiện nay, cũng như ở trong nước trước hàng nhập khẩu từ nước ngoài, thưa ông?TS. Hoàng Ngọc Thuận: Thứ nhất, theo Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, có 3 biện pháp phòng vệ thương mại là chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Có thể thấy rằng, chống bán phá giá là biện pháp phòng vệ thương mại được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Kể từ khi WTO được thành lập năm 1995, cho tới hết tháng 6/2023, đã có 4.521 biện pháp chống bán phá giá được các thành viên WTO áp dụng (với tư cách là nước nhập khẩu); trong đó, Ấn Độ áp dụng nhiều nhất với 780 biện pháp, thứ hai là Hoa Kỳ 628, rồi tới Liên minh châu Âu với 363 biện pháp. Ở chiều ngược lại, với tư cách là nước xuất khẩu, Trung Quốc là đối tượng bị áp thuế nhiều nhất với 1.183 vụ việc, rồi tới Hàn Quốc với 328 vụ việc, thứ ba là Đài Loan (Trung Quốc) với 231 vụ việc. Các thành viên WTO cũng đã áp dụng 409 biện pháp chống trợ cấp, trong đó Hoa Kỳ dẫn đầu với 215 biện pháp (hơn 50%). Ở chiều ngược lại, Trung Quốc là đối tượng bị áp thuế chống trợ cấp nhiều nhất với 150 vụ việc, sau đó Ấn Độ với 66 vụ. Thứ hai, Việt Nam gia nhập WTO sau một số nước ASEAN và châu Á khoảng 10 năm. Chúng ta bắt đầu khởi xướng điều tra biện pháp phòng vệ thương mại lần đầu tiên đối với hàng hoá nhập khẩu vào năm 2009 (mặt hàng kính nổi). Tính đến hết năm 2023, Việt Nam đã khởi xướng gần 20 vụ việc điều tra chống bán phá giá trong tổng số gần 30 vụ việc phòng vệ thương mại. So với các quốc gia khác, mức độ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; trong đó, có biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam là tương đối ít.Phóng viên: Áp thuế với thép cuộn cán nóng, các ý kiến từ hai phía doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu đang trái chiều. Vậy với góc độ chuyên gia, ông có đánh giá thế nào với trường hợp cụ thể này?
TS. Hoàng Ngọc Thuận: Các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ có tác động khác nhau với các đối tượng khác nhau. Những đối tượng thường phản đối việc khởi xướng điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nước ngoài (tại nước xuất khẩu), các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước và các doanh nghiệp hạ nguồn/người tiêu dùng sản phẩm đó. Ngược lại, các nhà sản xuất nội địa (tại nước nhập khẩu) sẽ là những đối tượng ủng hộ mạnh mẽ các biện pháp này. Tôi cho rằng, cần tránh lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo hộ các ngành sản xuất nội địa, nhưng nếu bằng chứng cho thấy, có hành vi bán phá giá của hàng nhập khẩu, Việt Nam hoàn toàn có thể khởi xướng điều tra để bảo vệ hợp pháp ngành sản xuất trong nước. Phóng viên:Theo ông, nếu việc áp thuế được tiến hành sẽ có ảnh hưởng như thế nào với nền công nghiệp thép, cũng như doanh nghiệp ngành này? TS. Hoàng Ngọc Thuận: Ngành thép là ngành quan trọng vì đây là sản phẩm đầu vào cho nhiều ngành khác, đặc biệt liên quan tới công nghiệp quốc phòng. Nếu ngành sản xuất nội địa bị triệt tiêu và sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC phải phụ thuộc nhập khẩu thì sẽ là điều nguy hiểm. Việc có khởi xướng điều tra hay không và sau khi điều tra có áp thuế phòng vệ thương mại đối với thép HRC hay không sẽ phụ thuộc vào kết luận điều tra nếu có. Trong 1 vụ việc điều tra chống bán phá giá cần 3 điều kiện bắt buộc để áp thuế chống bán phá giá. Đó là, phải có hành vi bán phá giá của hàng nhập khẩu; có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước, hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước; phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá thép HRC và thiệt hại của ngành sản xuất nội địa. Phóng viên: Nhiều ý kiến doanh nghiệp lo ngại, nếu áp thuế, doanh nghiệp có thể phải nhập khẩu với giá cao, thậm chí thiếu nguồn cung. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào, thưa ông? TS. Hoàng Ngọc Thuận: Trước tiên, việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ hợp pháp ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu có thể tạo ra những lợi thế nhất định cho ngành sản xuất trong nước. Biện pháp phòng vệ thương mại là công cụ nhằm mục đích bảo vệ doanh nghiệp sản xuất nội địa trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu. Nếu không có sự bảo vệ hợp lý và hợp pháp này, ngành sản xuất trong nước khó có thể cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu và dẫn tới nguy cơ bị triệt tiêu. Phòng vệ thương mại chỉ là biện pháp tạm thời trong một thời gian ngắn và có sự điều chỉnh thường xuyên. Vì vậy, sẽ không thể tạo ra lợi thế lâu dài cho ngành sản xuất trong nước. Phòng vệ thương mại cũng chỉ được áp dụng ở mức độ hợp lý nhằm loại bỏ hành vi cạnh tranh “không lành mạnh” của hàng hóa nước ngoài (bán phá giá hoặc được trợ cấp), chứ không nhằm mục đích hạn chế tuyệt đối hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, vẫn tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng và hợp lý trên thị trường. Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhờ có biện pháp phòng vệ thương mại, để đạt được vị trí độc quyền hoặc thống lĩnh trên thị trường và lạm dụng vị trí này để tăng giá bán hay có những chính sách bán hàng gây ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh thì hành vi đó sẽ được điều chỉnh và xử lý bởi pháp luật cạnh tranh của Việt Nam. Cuối cùng cần xem Việt Nam còn nhập thép cuộn cán nóng từ những quốc gia nào ngoài các quốc gia đang bị đề xuất khởi xướng điều tra chống bán phá giá. Căn cứ vào số liệu giai đoạn 2021-2023, Việt Nam nhập khẩu 7,5 triệu tấn thép HRC năm 2021, 8 triệu tấn năm 2022 và 9,6 triệu tấn năm 2023. Mỗi năm, lượng nhập khẩu từ các quốc gia khác (ngoài các quốc gia đang bị đề xuất) đều trên 3 triệu tấn tức là hơn 30% lượng nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là minh chứng cho thấy, các nhà nhập khẩu và doanh nghiệp nội địa có nhu cầu sử dụng thép cuộn cán nóng vẫn có thể nhập từ các quốc gia khác. Phóng viên: Xin cảm ơn ông!- Từ khóa :
- Thép
- tôn thép
- hòa phát
- phòng vệ thương mại
- thép nhập khẩu
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Chuẩn bị đưa Nhà máy Gang thép Lào Cai hoạt động trở lại
16:50' - 16/04/2024
Dự kiến, ngày 30/6/2024 Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung sẽ châm lửa lò cao của Nhà máy Gang thép Lào Cai.
-
Kinh tế Việt Nam
Báo động tình trạng nhập khẩu thép cán nóng
08:12' - 14/04/2024
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) bằng 143% so với lượng sản xuất trong nước.
-
Thị trường
Nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng trở lại trong năm 2024
08:42' - 11/04/2024
Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024 và tiếp tục tăng trong năm 2025.
-
DN cần biết
Siết lại "hàng rào" bảo vệ thép trong nước
13:39' - 29/03/2024
Hàng rào kỹ thuật Việt Nam tuy có nhưng rất đơn giản khi chỉ đánh giá sản phẩm mẫu.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên với Etihad Airways
17:53' - 03/07/2025
Vietnam Airlines và Etihad Airways chính thức triển khai hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên.
-
Doanh nghiệp
Sắp diễn ra hội thảo xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ
17:10' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 16/7 tới, Cục sẽ tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ dưới hình thức trực tuyến.
-
Doanh nghiệp
Bộ ba "vàng" của Phú Mỹ - PVFCCo cho sản xuất nông nghiệp bền vững
16:45' - 03/07/2025
Sự kết hợp giữa phân sinh học Sumagrow Inside với NPK Phú Mỹ và phân hữu cơ Phú Mỹ tạo nên bộ ba vàng giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm sâu bệnh và làm chậm quá trình suy thoái đất.
-
Doanh nghiệp
Quản trị biến động xuyên suốt trong điều hành của Petrovietnam
15:36' - 03/07/2025
Trước một thế giới thay đổi ngày một nhanh và khó đoán định, Petrovietnam xác định “quản trị biến động” là phương thức quan trọng và xuyên suốt trong điều hành doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận nửa đầu năm của Lọc dầu Bình Sơn vượt 93% kế hoạch
12:44' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị thành viên của Petrovietnam ước đạt 800 tỷ đồng, vượt 93% kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Giải ngân đầu tư của Petrovietnam tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
11:51' - 03/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm 2025, giải ngân đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, tăng 31,2% so với thực hiện năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Bưu điện Việt Nam triển khai nhiều giải pháp thích ứng với thay đổi địa giới hành chính
09:45' - 03/07/2025
Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí.
-
Doanh nghiệp
SCG cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero
09:29' - 03/07/2025
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đang hoạt động tại Việt Nam chia sẻ chiến lược và mô hình Thành phố Carbon thấp, cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero.
-
Doanh nghiệp
Sandbox Fintech mở thêm cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
19:45' - 02/07/2025
Các giải pháp được phát triển thông qua đổi mới công nghệ, đặc biệt với sự hỗ trợ của sandbox sẽ giúp nâng khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp nhỏ và người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn