USMCA chính thức có hiệu lực
Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Mexico City, USMCA có thể gây thách thức đối với ngành nông nghiệp Mexico liên quan tới việc không công nhận giới hạn tạm thời về xuất khẩu rau quả của Mexico có lợi cho các nhà sản xuất Mỹ, được gọi là tính thời vụ nông nghiệp; quy định chặt chẽ hơn về các vấn đề môi trường và đặc biệt là lao động.
USMCA cũng loại bỏ lao động trẻ em và lao động cưỡng bức - những hành vi mà theo Mỹ đã ảnh hưởng đến các sản phẩm Mexico như cà chua, ớt, dưa chuột, mía, cà phê, hành tây, đậu xanh, cà tím, thuốc lá và dưa. Do vậy, Mexico cần phải tiến hành cải cách lao động.
Ngoài ra, USMCA đặt ra nhiều biện pháp trừng phạt thương mại nếu không tuân thủ các vấn đề pháp lý, điều không có trong NAFTA, thậm chí có thể liên quan đến cấm vận hàng hóa.
Liên quan tới quy định này, Phó Tổng Giám đốc Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Kinh tế Mexico, Ricardo Aranda, cảnh báo doanh nghiệp trong nước về khả năng Mỹ sẽ bất ngờ cấm nhập khẩu vì các yếu tố "nghi ngờ".
USMCA cũng quy định 2 cơ chế để giỉa quyết các tranh chấp có thể xảy ra, gồm 1 cơ chế tiêu chuẩn giữa chính phủ và 1 cơ chế mới là phản ứng nhanh (MRR), được chính phủ áp dụng trực tiếp cho một nhà máy hoặc nhóm nhà máy, chỉ trong các vấn đề liên minh và có thể xử phạt dưới 6 tháng.
Ngoài các khó khăn trên, USMCA cũng mang lại nhiều cơ hội như duy trì đối tác thương mại số 1 của Mexico.
Trong năm 2019, 75,7% xuất khẩu nông sản của Mexico là sang Mỹ, với tổng giá trị đạt 29,34 tỷ USD và ở chiều ngược lại, 66% kim ngạch nhập khẩu nông sản của Mexico là từ Mỹ. Điều này tạo nên một sức mạnh tổng hợp giữa nganh nông nghiệp của 2 nước.
Bosco de la Vega, Chủ tịch Hội đồng Nông nghiệp Quốc gia Mexico (CNA), nhấn mạnh nông nghiệp là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong thời đại NAFTA và hy vọng sẽ duy trì xu hướng này với USMCA.
Khi NAFTA bắt đầu từ năm 1994, xuất khẩu nông sản của Mexico chỉ đạt 4,2 tỷ USD/năm, nhưng hiện đã tăng lên 37 tỷ USD/năm, trong đó 78% đến từ Bắc Mỹ.
Trong khi đó, phóng viên TTXVN thường trú tại Ottawa cho biết, trong một phát biểu mới đây, Thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định, với giá trị trao đổi thương mại giữa ba nước thành viên đạt gần 1.500 tỷ CAD (khoảng 1.100 tỷ USD) trong năm 2018, không hề cường điệu khi tuyên bố duy trì hoạt động thương mại tự do và công bằng giữa 3 nước có ý nghĩa sống còn.
Theo thỏa thuận mới, nông dân Mỹ sẽ có quyền tiếp cận lớn hơn đối với thị trường sữa, trứng và gia cầm của Canada.
Để bù đắp cho nông dân trong nước, Thủ tướng Trudeau đã cam kết bồi thường cho các nhà sản xuất bị ảnh hưởng.
Tác động "tổng hợp" từ các hiệp định, gồm Hiệp định Thương mại và Kinh tế toàn diện EU-Canada, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và USMCA sẽ khiến ngành nông nghiệp Canada thiệt hại khoảng 320 triệu CAD/năm.
Theo giới chuyên gia, phiên bản NAFTA 2.0 sẽ không giúp hạ giá thành sản phẩm, song người tiêu dùng Canada sẽ có nhiều lựa chọn hơn.
Người dân Canada cũng sẽ được hưởng mức thuế thấp hơn khi mua hàng hóa trực tuyến xuyên biên giới từ Mỹ và Mexico, song iều này có thể tác động tiêu cực tới các hãng bán lẻ trong nước.
"NAFTA 2.0" cũng áp đặt quy định nghiêm ngặt hơn đối với ôtô được sản xuất ở Canada, Mexico và Mỹ, nếu các nhà sản xuất ở 3 nước không muốn bị đánh thuế quan khi vào thị trường của nhau.
Trong khuôn khổ hiệp định mới, 75% hàm lượng phụ tùng ôtô của Bắc Mỹ phải có xuất xứ trong khu vực, so với mức 62,5% trong NAFTA.
Đặc biệt, 40% hàm lượng ôtô Bắc Mỹ phải được sản xuất ở các nhà máy, nơi người lao động có thu nhập ít nhất 16 USD/giờ.
USMCA sẽ giúp tăng hoạt động sản xuất ôtô tại 3 nước, mở ra nhiều cơ hội mới cho các hãng chế tạo phụ tùng ôtô của Canada.
Theo các chuyên gia, đại dịch COVID-19 đang thúc đẩy Mỹ nỗ lực rút chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc và điều này có thể "khuyếch đại" lợi ích của NAFTA 2.0, hứa hẹn biến Bắc Mỹ thành "bến cảng an toàn" để doanh nghiệp ẩn náu trong "bão" toàn cầu.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo những quy định của USMCA có thể đẩy giá ôtô ở khu vực Bắc Mỹ tăng.
USMCA cũng yêu cầu các nước thành viên phải tăng trách nhiệm bảo vệ môi trường. Với Canada, nước này phải thực hiện những nghĩa vụ liên quan đến bảo vệ động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và bảo vệ tầng ozone.
Tại Canada, đảng Bảo thủ đã nhiều lần lần bày tỏ quan ngại về tác động của "NAFTA 2.0" đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Canada trong các dự án cơ sở hạ tầng ở Mỹ hay các lĩnh vực thương mại kỹ thuật số, lâm nghiệp...
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Canada cũng cho rằng, USMCA - với thị trường khoảng 500 triệu dân, vẫn là phương án tốt thay vì để NAFTA đổ vỡ.
Gần 3/4 lượng hàng xuất khẩu của Canada có điểm đến là Mỹ, trong khi Canada cũng là khách hàng quan trọng nhất của 32/50 bang của Mỹ.
Hiện Viện C.D. Howe - tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận có trụ sở tại Canada, nhấn mạnh Mỹ sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ USMCA, trong khi Canada và Mexico dự kiến sẽ phải chịu thiệt hại trên nhiều khía cạnh, từ xuất khẩu đến đầu tư và phúc lợi kinh tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Trudeau tin tưởng NAFTA 2.0 sẽ được Quốc hội Canada thông qua
11:25' - 15/02/2020
Thủ tướng Canada Justin Trudeau tin tưởng Chính phủ đảng Tự do sẽ có đủ số phiếu để phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ phiên bản mới (NAFTA 2.0).
-
Kinh tế Thế giới
Canada: NAFTA 2.0 hỗ trợ thịnh vượng kinh tế của khu vực Bắc Mỹ
18:02' - 11/12/2019
Theo Phó Thủ tướng Canada Chrystia Freeland, bản sửa đổi của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phiên bản mới sẽ hỗ trợ thịnh vượng kinh tế và cạnh tranh toàn cầu của khu vực Bắc Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.