Ưu tiên các nhóm giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sáng 6/6, nội dung trình bày của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn về thực trạng việc làm cho người lao động và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tạo việc làm cho người lao động trong giai đoạn hiện nay được nhiều cử tri Hà Nội quan tâm.
Đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thôngÔng Nguyễn Tây Nam (Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội Hà Nội) cho biết, trong 5 tháng đầu năm nay, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 85.000 lao động, đạt 52,9% so với kế hoạch, trong đó giải quyết việc làm cho 21.845 lao động từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền là 1.071 tỷ đồng.
6.808 lao động nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại các phiên, sàn giao dịch việc làm, trung tâm dịch vụ việc làm; đưa 1.910 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Hơn 55.000 lao động được cung ứng giới thiệu việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác.
Để tăng cơ hội có việc làm cho người lao động, theo ông Nguyễn Tây Nam, thành phố Hà Nội đang tập trung vào 5 nhóm giải pháp trong giai đoạn hiện nay, bao gồm các nhóm giải pháp: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tuyên truyền và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn giao dịch việc làm thành phố; tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động; nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn giải quyết việc làm từ nguồn ngân sách thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Trong đó, chú trọng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội Hà Nội, thành phố hiện đang thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, việc làm bền vững.Đặc biệt, đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ để thu hút học sinh tốt nghiệp Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông tham gia học nghề.
Bên cạnh đó, thành phố còn đầu tư trường chất lượng cao, nghề trọng điểm đối với 4 trường cao đẳng công lập, gồm: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội để trở thành trường chất lượng cao theo tiêu chí được quy định tại Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/ 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, đầu tư trang thiết bị đào tạo các ngành, nghề trọng điểm theo các cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia đối với 16 trường đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt, lựa chọn. Ông Nguyễn Tây Nam nhấn mạnh, thực tế công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thấy cần thiết phải chú trọng mối quan hệ gắn kết giữa công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế tăng cơ hội tìm kiếm việc làm bền vững cho người lao động; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tạo sự liên kết giữa người lao động, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề. Mặt khác, các trường học cần chủ động xây dựng mới, chỉnh sửa và cập nhật chương trình, giáo trình đào tạo, trọng tâm là các ngành nghề khoa học, kỹ thuật và công nghệ, trong đó ưu tiên các ngành công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao và chuyển đổi số. Ưu tiên tuyên truyền, vận động trong đóng bảo hiểm xã hộiTừ thực tế công tác thanh tra, kiểm tra việc chậm đóng bảo hiểm xã hội, ông Nguyễn Huy Quân (Trưởng Phòng Thanh tra, Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội) cho rằng, việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục doanh nghiệp tự nguyện đóng bảo hiểm xã hội có hiệu quả hơn nhiều so với việc xử phạt mà chưa đưa ra cho họ cơ hội để khắc phục sai sót.
Theo ông Nguyễn Huy Quân, trên thực tế, sau dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh đình trệ, sản xuất cầm chừng, thua lỗ triền miên nên nhiều doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, có những đơn vị có công việc không ổn định, lao động theo thời vụ...Đối với những doanh nghiệp này, ông Quân cho rằng cần giải thích, thuyết phục họ sắp xếp bố trí nguồn lực, đưa những người lao động thường xuyên vào ký hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi cho họ. Đồng thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp một thời hạn nhất định để họ nộp tiền bảo hiểm xã hội theo quy định, kêu gọi sự tự giác trong doanh nghiệp khi thực hiện các quy định về bảo hiểm xã hội.
Về tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, ông Nguyễn Huy Quân đánh giá ở Hà Nội tình trạng này có tăng nhưng tỷ lệ cao không đáng kể bởi tâm lý của người miền Bắc muốn tích lũy và có tiền dưỡng già về sau.Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng này gia tăng, cơ quan Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội đã chủ động giải thích cho người dân ngay tại bộ phận Một cửa về những mặt hạn chế của việc rút bảo hiểm xã hội một lần; những lợi ích của việc hưởng lương hưu gắn kèm với bảo hiểm y tế miễn phí, tạo cuộc sống ổn định lâu dài cho người dân./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xu hướng mới của thị trường lao động: * Bài 3: Định vị thị trường lao động việc làm
09:47' - 02/06/2023
Để tăng khả năng cạnh tranh, phát triển thị trường sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần từng bước thay đổi phương án sử dụng lao động hiệu quả, thu hút nhân tài.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết hiệu quả, đột phá vấn đề việc làm, tiền lương cho người lao động
19:25' - 31/05/2023
Trong phiên thảo luận chiều 31/5, vấn đề cải cách tiền lương, việc làm cho người lao động, thu hút sự quan tâm, phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng với biến động thuế quan?
15:06'
Trong 5 năm qua, Việt Nam liên tục duy trì thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ, với giá trị thặng dư tăng từ khoảng 63,4 tỷ USD năm 2020 lên gần 106 tỷ USD vào năm 2024.
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21'
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.
-
DN cần biết
Từ 8/5, Lạng Sơn thu phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới
19:34' - 08/05/2025
Từ ngày 8/5, tỉnh Lạng Sơn sẽ áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND, ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Lạng Sơn.
-
DN cần biết
Hà Nội cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
20:39' - 07/05/2025
Các đơn vị phải bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.
-
DN cần biết
Từ 5/5, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp
08:22' - 05/05/2025
Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.