Ưu tiên nhiều ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020
Hai Bộ thống nhất trong giai đoạn 2016-2020 sẽ ưu tiên thực hiện hiệu quả Chương trình công nghệ sinh học trong nông nghiệp, thủy sản; Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới và Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, sản phẩm lợi thế của địa phương.
Đồng thời, hai Bộ sẽ phối hợp xây dựng một số dự án khoa học công nghệ cấp nhà nước, một số Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ, tập trung cho một số ngành hàng, sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh cấp quốc gia, đặc biệt chú trọng đến nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến sâu, công nghệ bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản Việt Nam.
Thông qua quy chế phối hợp này, các chương trình, dự án nghiên cứu đối với một số sản phẩm chủ lực sẽ được thiết kế theo hướng tập trung, theo chuỗi để tạo ra sản phẩm cuối cùng ứng dụng sản xuất, tăng cường liên kết giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp; liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho rằng, trong bối cảnh mới là hội nhập kinh tế và biến đổi khí hậu đến nhanh hơn, đem lại nhiều thách thức cho mặt trận nông nghiệp.Điều này đặt ra và đòi hỏi chúng ta cùng với sự năng động sáng tạo của các nhà khoa học làm sao tăng cường hiệu quả của hoạt động khoa học công nghệ để có tác động mạnh hơn, rõ hơn thông qua các giải pháp cụ thể.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, giải pháp khoa học công nghệ là giải pháp đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xây dựng những nhóm sản phẩm quốc gia, nhóm sản phẩm của địa phương.Những lĩnh vực gì cần đột phá bằng đề tài, công trình, dự án thì tập trung vào, đặc biệt thúc đẩy mối quan hệ của 4 nhà thông qua các sản phẩm.
Đồng thời thực hiện chính sách mới đó là phát huy tổng tiềm lực xã hội: các nhà khoa học, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế vào nghiên cứu, ứng dụng phát triển khoa học công nghệ với mục tiêu cuối cùng là tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuỗi giá trị, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập chiến thắng.
Trong những năm qua, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp như giống mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới đã giảm chi phí đầu tư, góp phần tăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.Đã có trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng mới được sử dụng giống mới… đưa tỷ trọng áp dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.
Nhiều công nghệ mới được áp dụng đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tăng giá trị xuất khẩu, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về tôm, cá tra, cà phê, hạt điều, hạt tiêu và gạo.
Nhân dịp này, nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tạo sự gắn kết giữa các tổ chức nghiên cứu với doanh nghiệp, hai Bộ trưởng đã giao nhiệm vụ cho Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam cùng với các nhà khoa học và các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam trong thời gian ngắn nhất phục tráng 2 giống lợn đặc sản của Việt Nam sớm đưa vào sản xuất./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề kỳ họp Quốc hội: Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao
15:32' - 02/11/2016
Nội dung Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 được các đại biểu thảo luận sôi nổi tại hội trường trong phiên họp sáng ngày 2/11 của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Bình và Quảng Trị họp Ban chỉ đạo hợp nhất đơn vị hành chính tỉnh lần thứ nhất
22:12' - 13/05/2025
Chiều 13/5, Ban Chỉ đạo hợp nhất đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị đã họp lần thứ nhất nhằm thống nhất một số nội dung, đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình hợp nhất của hai tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
21:49' - 13/05/2025
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, Hải Phòng cần đặc biệt coi trọng đầu tư cho khoa học, hướng tới là thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác với các địa phương của Nga
20:47' - 13/05/2025
Tp Hồ Chí Minh luôn xác định việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp của Liên bang Nga là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị sẵn sàng để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong tháng 12
20:40' - 13/05/2025
Ngày 13/5, Chính phủ ban hành Nghị quyết 127/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Hoa Kỳ
19:01' - 13/05/2025
Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm được thêm nhiều đối tác và cơ hội đầu tư tại Hoa Kỳ, qua đó thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương giữa hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai đặt ra 9 mục tiêu để tăng trưởng kinh tế hai con số
18:27' - 13/05/2025
UBND tỉnh Đồng Nai đặt ra 9 mục tiêu cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực, đồng thời ưu tiên các nhiệm vụ để tăng trưởng kinh tế hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
“Nghị quyết 68: Cú hích lịch sử đưa kinh tế tư nhân thành trụ cột”
18:24' - 13/05/2025
Nghị quyết 68-NQ/TW là bước ngoặt lớn, khơi thông điểm nghẽn thể chế, tiếp thêm khí thế cho kinh tế tư nhân vươn lên vai trò trụ cột, đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ để trình Quốc hội
18:15' - 13/05/2025
Chiều 13/5, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Ban Bí thư về việc triển khai và tình hình lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chính sách ưu đãi nhà khoa học - cú hích cho đổi mới sáng tạo
17:09' - 13/05/2025
Được hưởng 30% từ phần thu nhập mang lại do kết quả nghiên cứu. Đây là một chính sách tiến bộ, thể hiện rõ quan điểm coi khoa học và công nghệ là động lực then chốt để phát triển đất nước.