Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Muốn tham gia thị trường thế giới cần phải minh bạch
Các đại biểu đã nghe Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng đọc Tờ trình Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Mục tiêu cụ thể của việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp là tiếp tục làm cho doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn cho các nhà đầu tư, qua đó tăng cường thu hút và huy động hơn nữa mọi nguồn lực, vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động thành lập doanh nghiệp; cắt giảm chi phí và thời gian trong khởi sự kinh doanh; nâng cao cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của doanh nghiệp; tạo thuận lợi hơn, giảm chi phí trong tổ chức quản trị doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp, xây dựng khung khổ pháp lý về tổ chức, quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực theo thông lệ tốt và phổ biến trong khu vực và quốc tế.
Luật Doanh nghiệp sửa đổi gồm 10 chương, 213 điều, trong đó sửa đổi 60 điều; bãi bỏ 2 điều, 5 khoản và 2 điểm; bổ sung 1 chương và 8 điều.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, về đăng ký doanh nghiệp lần sửa đổi này sẽ bãi bỏ 2 thủ tục, gồm: Thủ tục thông báo mẫu dấu và thủ tục báo cáo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp.
Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về đăng ký doanh nghiệp qua mạng với bộ hồ sơ điện tử (không phải nộp thêm bộ hồ sơ giấy như hiện nay).
Về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, dự thảo Luật sửa đổi quy định về thời hạn góp vốn điều lệ phù hợp với thực tiễn trong trường hợp góp vốn bằng máy móc, thiết bị, tài sản.
Theo đó, thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính đối với máy móc, thiết bị và tài sản góp vốn sẽ không tính vào thời hạn (90 ngày) phải góp đủ vốn điều lệ doanh nghiệp.
Dự thảo Luật sửa đổi cũng mở rộng mức độ và phạm vi quyền của cổ đông công ty nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho họ bảo vệ lợi ích của mình và khởi kiện người quản lý công ty, nhằm hạn chế cổ đông lớn lạm dụng địa vị, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và cổ đông.
Đáng chú ý, quy định về doanh nghiệp nhà nước cũng được sửa đổi. Cụ thể, khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã được sửa đổi để bao gồm hai loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Các đại biểu khẳng định, việc sửa đổi sẽ tiếp tục tạo thuận lợi nhất cho hoạt động thành lập và đăng ký doanh nghiệp; cắt giảm chi phí và thời gian trong khởi sự kinh doanh; nâng cao cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của doanh nghiệp; thúc đẩy quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực theo thông lệ tốt và phổ biến trong khu vực và quốc tế; tạo thuận lợi, giảm chi phí trong tổ chức lại doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất, chia tách và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Cho ý kiến về vấn đề công ty cổ phần quy định trong luật, đại biểu Quỳnh Thư, Ủy viên Ủy ban Kinh tế cho rằng, còn một số quy định chưa tạo điều kiện thuận lợi cho cổ đông bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
Đại biểu đề nghị pháp luật phải có quy định rõ hơn, đó là cổ tức này có thể chi trả bằng nhiều hình thức nhưng sẽ do đại hội cổ đông quyết định và lựa chọn, có thể bằng tiền, có thể bằng cổ phần chứ không áp đặt bằng cổ phần. Nhiều công ty hiện nay chi trả bằng cổ phần gây bất bình đẳng, không minh bạch trong quản lý ở công ty cổ phần.
Nêu ý kiến về hộ kinh doanh, các đại biểu cho rằng đây là một chủ thể trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, quy định hiện hành, bộc lộ một số khiếm khuyết như: Hộ kinh doanh không rõ ràng về địa vị pháp lý và trách nhiệm dân sự; quyền kinh doanh bị giới hạn trong phạm vi cấp huyện; chỉ được sử dụng dưới 10 lao động, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện…
Chính những hạn chế pháp lý này dẫn đến cản trở hộ kinh doanh tận dụng và phát huy tối đa cơ hội kinh doanh và không phát huy được lợi ích của nguồn lực đầu tư dưới hình thức hộ kinh doanh.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, việc đưa hộ kinh doanh vào Luật là cần thiết và đúng với xu thế phát triển, qua đó tạo điều kiện cho hộ kinh doanh phát triển và tạo ra môi trường bình đẳng vì một mặt tạo điều kiện cho hộ kinh doanh, một mặt sẽ giúp họ minh bạch hơn chứ không thể để các hộ kinh doanh ở Việt Nam đóng góp 30% GDP mãi thô sơ thế này được mà phải nâng cấp lên.
"Muốn tham gia thị trường thế giới thì doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ thì cũng phải quốc tế hóa, minh bạch, bởi đó là yêu cầu đầu tiên đối với các chủ thể kinh doanh", ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
CPTPP chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của nhiều doanh nghiệp
13:31' - 30/08/2019
CPTPP vẫn còn xa lạ và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng doanh nghiệp, cũng như các bộ, ngành, địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Nếu giảm giờ làm sẽ tác động ra sao đến doanh nghiệp dệt may?
08:58' - 30/08/2019
Đề xuất giảm giờ làm việc tiêu chuẩn từ 48 giờ/tuần hiện nay xuống 44 giờ/tuần theo dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang gây những tranh luận trong dư luận xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện tính thống nhất giữa Luật Đầu tư (sửa đổi) với các Luật khác
19:01' - 29/08/2019
Chiều 29/8, các đại biểu Phiên họp toàn thể Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lần 11 đã nghe Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng trình bày Tờ trình Luật Đầu tư (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cấm bay 6 tháng nữ hành khách tạo dáng quay Tiktok ở sân đỗ
20:41'
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng vừa ra quyết định cấm bay với nữ hành khách tên L.M.X.Y.
-
Kinh tế Việt Nam
Khung chính sách bồi thường, tái định cư xây dựng đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Ninh Bình
19:55'
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Ninh Bình nằm trong Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch tổng thể quốc gia: Nắm bắt cơ hội để chủ động kiến tạo tương lai
19:24'
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Cách chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đối với ông Võ Ngọc Thành
19:22'
Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc của Tỉnh ủy và Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất phương án đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và Thủ Thiêm - Long Thành
19:00'
Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản về việc giao cơ quan có thẩm quyền đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và Thủ Thiêm - Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu khắc phục lỗi dán chồng thẻ thu phí không dừng trước 20/8
16:26'
Bộ Giao thông Vận tải vừa yêu cầu khắc phục lỗi dán chồng thẻ thu phí không dừng trước 20/8/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị mặt hàng cần hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc
16:10'
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kiến nghị các mặt hàng cần hỗ trợ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Cận cảnh "vàng tặc" ngang nhiên khai thác trong lòng rừng phòng hộ
15:56'
Tình trạng khai thác vàng trái phép tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu thời gian gần đây diễn ra rầm rộ, nhộn nhịp.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác vàng trái phép tàn phá rừng tại Mường Tè, Lai Châu
15:40'
Tình trạng khai thác vàng trái phép tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu thời gian gần đây diễn ra rầm rộ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.