Vaccine – chìa khóa của 5 quốc gia đang mở cửa trở lại
Đan Mạch, Singapore, Thái Lan, Nam Phi và Chile đang đi theo hướng này, trong đó vaccine là "chìa khóa" mở cửa.
Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ các biện pháp hạn chế từ ngày 10/9. Giới chức Đan Mạch nhấn mạnh rằng COVID-19 không còn là “mối đe dọa nghiêm trọng đối với xã hội”.
Người dân Đan Mạch hiện có thể đến các hộp đêm và địa điểm ăn uống mà không cần xuất trình “hộ chiếu Covid”, sử dụng phương tiện giao thông công cộng mà không cần đeo khẩu trang và có thể tụ tập đông người mà không bị hạn chế về số người có mặt. Có thể nói, về cơ bản Đan Mạch đã trở về cuộc sống thường nhật trước đại dịch.
Chìa khóa thành công của Đan Mạch một phần nằm ở việc triển khai tiêm chủng. Theo ghi nhận của Our World in Data, tính đến ngày 13/9, hơn 74% người dân Đan Mạch đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Dù vậy, chính phủ Đan Mạch không hề tự mãn. Bộ trưởng Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke dù cho rằng “đại dịch đã được kiểm soát”, nhưng vẫn cảnh báo “chúng ta chưa thoát khỏi đại dịch” và “chính phủ sẽ không ngần ngại hành động nếu đại dịch một lần nữa đe doạ các chức năng quan trọng của xã hội”.
Tại Đông Nam Á, với 81% dân số đã được tiêm đủ liều vaccine, Singapore đã thúc đẩy “Chiến lược không COVID-19”.
Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh vẫn hiện hữu khiến nhà chức trách Singapore hồi tháng 6 thông báo có kế hoạch hướng tới việc sống chung với COVID-19 thông qua việc kiểm soát các đợt bùng phát dịch bằng vaccine và theo dõi các ca nhập viện. Nước này đã bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế vào tháng 8, cho phép những người đã được tiêm đủ liều vaccine được dùng bữa tại các địa điểm ăn uống và cho phép tụ họp tối đa 5 người.
Mặc dù vậy, sự gia tăng số ca mắc do biến thể siêu lây nhiễm Delta đã gây áp lực lên mô hình sống chung với dịch mà Singapore theo đuổi. Các quan chức đã cảnh báo vào tuần trước rằng có thể tái áp đặt các biện pháp hạn chế nếu đợt bùng phát dịch mới không được khống chế.Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Singapore cho biết sẽ nỗ lực ngăn chặn dịch bùng phát bằng cách đẩy mạnh truy vết tiếp xúc, khoanh vùng các ổ dịch và và thường xuyên xét nghiệm những người có nguy cơ cao.
Trong khi đó, Thái Lan có kế hoạch mở cửa trở lại thủ đô Bangkok và các điểm đến chính cho khách nước ngoài vào tháng tới trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang nỗ lực phục hồi hoạt động thương mại du lịch thiết yếu bất chấp số ca lây nhiễm gia tăng.
Người phát ngôn chính phủ Thanakorn Wangboonkongchan cho biết các điểm đến như Bangkok, Hua Hin, Pattaya và Chiang Mai sẽ được bổ sung vào danh sách triển khai chương trình kích cầu du lịch, trong đó khách du lịch đã tiêm đủ vaccine và tiến hành một loạt xét nghiệm có thể được đến thăm các địa điểm này.
Chương trình này đang được áp dụng tại các đảo Samui và Phuket, nơi 70% người dân địa phương được yêu cầu tiêm đủ vaccine. Mặc dù vậy, chiến dịch tiêm chủng tại Thái Lan đang tụt hậu so với các nước láng giềng. Theo Our World in Data, tính tới ngày 13/9, chưa tới 18% người dân Thái Lan đã được tiêm đủ liều và 21% người được tiêm một mũi vaccine.
Trong khi đó, tại Nam Phi, nước này đã bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế khi tỷ lệ lây nhiễm trong nước có xu hướng giảm. Theo đó, giờ giới nghiêm ban đêm trên toàn quốc đã được rút ngắn từ 23h đêm đến 4h sáng; các cuộc tụ họp ở trong nhà được phép tối đa 250 người và ngoài trời là 500 người.
Tuy nhiên, Tổng thống Cyril Ramaphosa ngày 12/9 đã cảnh báo rằng đợt lây nhiễm thứ ba do biến thể Delta vẫn chưa kết thúc, song nước này hiện vẫn có đủ vaccine để tiêm cho những trưởng thành. Ông khuyến khích mọi người đi tiêm phòng và tuân thủ các biện pháp hạn chế còn lại để cho phép quốc gia quay trở lại cuộc sống bình thường.
Tại Nam Mỹ, Chile được quốc tế đánh giá cao về chiến dịch quảng bá tiêm chủng thuận lợi. Thống kê mới nhất của chính phủ, gần 87% người Chile đủ điều kiện đã được tiêm đủ liều vaccine. Giới chức y tế nước này cũng đã cho phép tiêm vaccine của hãng Sinovac (Trung Quốc) cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên từ ngày 13/9.
Bất chấp nguy cơ do biến thể Delta gây ra, chính phủ liên bang ngày 15/9 đã công bố một số bước đi nhằm phục hồi ngành du lịch, theo đó mở cửa cho khách du lịch nước ngoài từ ngày 1/10. Người nước ngoài không cư trú sẽ có thể nhập cảnh với điều kiện đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết và cách ly trong 5 ngày kể từ khi đến./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Điểm bán lẻ "vùng xanh" Tp. Hồ Chí Minh bắt đầu mở cửa phục vụ khách hàng
16:24' - 16/09/2021
TPHCM tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo phương châm “triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả từng biện pháp trên từng địa bàn cụ thể” từ ngày 0 giờ ngày 16/9 đến hết ngày 30/9.
-
Kinh tế tổng hợp
Thái Lan quyết tâm mở cửa cho du lịch
14:07' - 16/09/2021
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã ra lệnh cho các bộ ngành khác nhau đẩy nhanh công tác chuẩn bị để thúc đẩy du lịch đồng thời lưu ý những hạn chế để phòng chống đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp mở cửa nhưng phải đảm bảo an toàn chống dịch
21:04' - 14/09/2021
Thủ tướng khẳng định quan điểm của Chính phủ Việt Nam là tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp mở cửa, khôi phục sản xuất nhưng phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
-
Kinh tế tổng hợp
Thái Lan sẽ mở cửa trở lại Bangkok và nhiều điểm du lịch nổi tiếng vào tháng 10
21:43' - 09/09/2021
Thái Lan đang có kế hoạch mở cửa đón du khách nước ngoài trở lại Bangkok và các điểm du lịch nổi tiếng khác vào tháng 10 tới, nhằm hồi sinh ngành du lịch bị tàn phá bởi dịch bệnh COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc khẳng định tiếp tục theo đuổi mục tiêu mở cửa nền kinh tế
18:29' - 08/09/2021
Các biện pháp siết chặt quy định gần đây của Bắc Kinh đối với hoạt động của một loạt lĩnh vực từ công nghệ đến giáo dục sẽ không làm mờ đi mục tiêu mở cửa nền kinh tế của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Chuyên gia đánh giá tác động đối với ASEAN
18:04'
Các mức thuế mới của Mỹ áp lên hàng hóa từ ASEAN có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.