Vaccine mRNA giảm hiệu quả trước các biến thể phụ của Omicron
Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Columbia (Mỹ) và Đại học Hong Kong (Trung Quốc), hiện có duy nhất một phương thuốc điều trị bằng kháng thể đã được cấp phép có thể chống lại tất cả các biến thể phụ của Omicron, trong khi hiệu quả của các loại vaccine theo công nghệ mRNA đều bị giảm đi trước 3 biến thể phụ của Omicron. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Nature vào đầu tháng 3.
Omicron là biến thể có khả năng lây lan nhanh của virus SARS-CoV-2 và đến nay là nguyên nhân dẫn đến làn sóng dịch bệnh có số ca tăng mạnh nhất tại nhiều quốc gia. Các nhà nghiên cứu đã xác định được 3 biến thể phụ của Omicron có chung 21 đột biến tại protein gai là BA.1, BA.1.1 và BA.2.
Khi Omicron được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 11/2011, biến thể chủ đạo vào thời điểm đó là BA.1. Kể từ tháng 12, các trường hợp nhiễm BA.1 đã giảm đi, trong khi các trường hợp nhiễm BA1.1 lại có xu hướng tăng lên và chiếm tới 40% số ca nhiễm Omicron trên toàn cầu. Trong khi đó, biến thể phụ BA.2 hiện chỉ chiếm 10% số ca nhiễm Omicron trên thế giới nhưng lại đang ngày càng trở nên phổ biến.
Trong các thí nghiệm tại phòng nghiên cứu, chuyên gia David D. Ho – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu AIDS Aaron Diamond (Mỹ) và nhóm đã nghiên cứu 19 kháng thể đơn dòng và huyết thanh của những người đã tiêm vaccine mRNA để chống 3 biến thể phụ của Omicron.
Cũng giống như những nghiên cứu trước về biến thể phụ BA.1, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy khả năng vô hiệu hóa biến thể phụ BA.1.1 và BA.2 bị giảm đi trong các mẫu máu của những người đã tiêm hai mũi vaccine mRNA.
Tuy nhiên, xu hướng giảm hiệu quả này lại ít xuất hiện hơn trong các mẫu máu của những người đã tiêm 3 mũi vaccine, qua đó tái khẳng định tầm quan trọng của việc tiêm mũi tăng cường để duy trì miễn dịch.
Trong các thí nghiệm kháng virus, cả 3 biến thể phụ đều cho thấy khả năng kháng cự mạnh trước phần lớn các kháng thể đơn dòng được thử nghiệm. Trong số 19 kháng thể, có 17 loại không hiệu quả trước biến thể phụ BA.2.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng bebtelovimab, kháng thể đơn dòng mới nhất được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt, là phương thuốc kháng thể duy nhất hiện nay có thể điều trị cả 3 loại biến thể phụ của Omicron.
Chuyên gia Ho cảnh báo sự xuất hiện của các biến thể mới đang thu hẹp dần các phương pháp điều trị và thách thức hiệu quả của các vaccine hiện nay. Theo ông, điều quan trọng là mọi người không nên chủ quan quá sớm và cần phải tiếp tục vạch ra các chiến lược mới để khống chế loại virus đang biến đổi nhanh chóng này./.
- Từ khóa :
- Vaccine mRNA
- vaccine
- biến thể omicron
- covid-19
- sars-cov-2
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Y tế tiếp nhận tủ đông âm sâu bảo quản vaccine từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
14:35' - 04/03/2022
Ngày 4/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper đã thay mặt Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trao tặng 34 tủ đông âm sâu bảo quản vaccine phòng COVID-19 cho Bộ Y tế Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Singapore mở Làn đi lại vaccine với Việt Nam
13:35' - 04/03/2022
Với việc Việt Nam sẽ bắt đầu mở cửa cho du khách từ ngày 15/3, Singapore quyết định kể từ ngày 16/3 sẽ triển khai Làn đi lại vaccine (VTL) với Việt Nam, khôi phục đi lại hai chiều không phải cách ly.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ đưa về nước 7 triệu liều vaccine cho trẻ em trong quý I này
21:40' - 03/03/2022
Theo Thứ trưởng Bộ y tế Đỗ Xuân Tuyên, trong quý I/2022, 7 triệu liều vaccine cho trẻ em sẽ được đưa về nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Cuba chuẩn bị trình WHO phê duyệt vaccine phòng COVID-19
14:17' - 03/03/2022
Ngày 2/3, Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học Cuba (CIGB) tái khẳng định quan tâm đến việc nộp đơn đề nghị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt vaccine Abdala ngừa COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Các Bộ trưởng thương mại BRICS tái khẳng định cam kết với chủ nghĩa đa phương
08:52'
BRICS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội khối về thương mại số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo về an toàn lao động khi thi công các công trình thủy điện
13:14' - 21/05/2025
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên TTXVN xoay quanh vấn đề xây dựng thủy điện và đảm bảo an toàn trong thi công.
-
Ý kiến và Bình luận
“Bộ tứ trụ cột” để Việt Nam cất cánh: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
10:59' - 21/05/2025
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam hai khái niệm “kinh tế tư nhân” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề đối chọi nhau, không cản trở nhau mà cùng song hành.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo áp lực giá
10:09' - 21/05/2025
Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam mong muốn hợp tác hiệu quả với WHO
08:38' - 21/05/2025
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đã có bài phát biểu, tập trung vào quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước thành viên WHO ủng hộ thỏa thuận toàn cầu chống đại dịch
11:18' - 20/05/2025
Các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu có tính đột phá nhằm cải thiện công tác ứng phó với đại dịch trong tương lai.
-
Ý kiến và Bình luận
Chưa thể ấn định thời hạn hoàn tất dự thảo bản ghi nhớ giữa Nga và Ukraine
09:03' - 20/05/2025
Nga và Ukraine sẽ cùng soạn thảo các dự thảo liên quan đến một biên bản ghi nhớ, sau đó tiến hành trao đổi và tiến tới các cuộc tiếp xúc sâu để xây dựng một văn bản thống nhất.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ cảnh báo thuế quan có thể về mức cao nếu đàm phán không tiến triển
08:57' - 19/05/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, nếu các quốc gia không đạt được thỏa thuận thương mại với nước này trong thời gian tạm hoãn 90 ngày, thuế quan sẽ sớm quay trở lại mức “có đi có lại”.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF khuyến nghị với nền kinh tế quá phụ thuộc vào xuất khẩu dầu
09:45' - 18/05/2025
IMF khuyến nghị Iraq - nước sản xuất dầu lớn thứ hai trong OPEC có thể kiềm chế thâm hụt tài chính bằng cách huy động nguồn thu thuế từ các hoạt động kinh tế phi dầu mỏ và kiểm soát quỹ lương công.