Vải thiều Việt Nam lên kệ siêu thị tại Pháp
Đây cũng là những lô vải đầu tiên của vụ mùa 2024 đạt tiêu chuẩn GlobalGap được xuất từ Thanh Hà, Hải Dương, đi châu Âu bằng đường hàng không.
Được nhập khẩu bởi công ty ACEM, những trái vải rám hồng, thơm lựng, khi bóc ra thấy cùi dày mọng nước, đưa vào miệng cảm nhận được vị ngọt dịu thấm đến từng chân răng, khiến thực khách không thể quên được. Nhiều khách mua hàng bày tỏ niềm vui khi nhìn thấy những trái vải Việt Nam được bán tại đây.
Chị Tâm Fabre, một Việt kiều Pháp, đã rất ấn tượng khi đón nhận những trái vải đầu mùa năm nay. Chị cho biết ngay khi nghe tin vải được nhập về cửa hàng, chị đã đến để ăn thử và rất hài lòng về chất lượng của quả vải.
Ông Philippe Moine, một khách hàng Pháp, không giấu niềm tự hào khi khoe đã biết đến quả vải Việt Nam từ 20 năm nay và luôn yêu thích chúng. Bưng hộp vải trên tay, ông tỏ ra rất hài lòng vì "loại quả này có mùi thơm quyến rũ, cùi dày, mọng nước và vị ngọt mát, mang lại một cảm giác rất tuyệt vời khi ăn".
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, chị Đỗ Thị Quỳnh Phương, đại diện công ty ACEM và cũng là chủ chuỗi siêu thị Chợ Việt Pháp, cho biết đây là những lô hàng đầu tiên trong năm 2024 mà công ty nhập về. Mặc dù năm nay trong nước mất mùa vải, nhưng lô vải đợt này có chất lượng tốt, quả đồng đều, tươi, ngọt và mọng nước.Ngay khi vải được đưa lên kệ siêu thị, đông đảo khách hàng đã tới nếm thử và mua về. Chị Quỳnh Phương khẳng định sản phẩm công ty nhập khẩu đều được trồng ở các vùng quy hoạch, có nguồn gốc xuất xứ, được lựa chọn kỹ càng theo tiêu chuẩn Globalgap và xử lý theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo khi đến tay khách hàng, sản phẩm vẫn đạt chất lượng tươi ngon.
Chia sẻ những khó khăn trong việc kinh doanh sản phẩm này, chị cho biết: "Do mùa vải không dài và việc bảo quản cũng không hề dễ nên công ty không thể nhập khẩu ồ ạt. Tuy nhiên, năm nay công ty ACEM vẫn dự kiến nhập khoảng 10 tấn vải tươi để đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng Pháp".
Trong thành công của việc đưa quả vải Việt Nam thâm nhập thị trường Pháp, bên cạnh nỗ lực của các nhà nhập khẩu, phải kể đến sự hỗ trợ không nhỏ của đại diện Bộ Công Thương Việt Nam tại nước này.Theo ông Vũ Anh Sơn, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp, nhờ sự phối hợp của Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương và nhà cung cấp tại Việt Nam, lô hàng hai tấn vải tươi đầu tiên của mùa vải năm nay đã được công ty ACEM nhập khẩu chính ngạch vào Pháp một cách thuận lợi. Thủ tục thông quan diễn ra nhanh chóng chứng tỏ hàng hóa đáp ứng tốt và đầy đủ các yêu cầu về chất lượng và điều kiện.
Đây cũng là lần đầu tiên lô hàng đi trực tiếp từ Hà Nội tới Paris thông qua đường bay thẳng của Hãng hàng không Vietnam Airlines, đảm bảo lưu giữ được tối đa chất lượng và hương vị của quả vải Việt Nam, vốn nổi tiếng với người tiêu dùng bản địa.
Ông Vũ Anh Sơn cũng cho biết, tiếp nối những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường bản địa, Thương vụ Việt Nam tại Pháp đang phối hợp cùng các đối tác xây dựng một chương trình dài hạn và triển khai bước đầu nỗ lực liên kết cộng đồng người Việt làm thương mại tại Pháp, lấy đó làm mũi nhọn, hỗ trợ các nhà xuất khẩu Việt Nam thâm nhập thị trường Pháp và châu Âu.Việc cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có thêm các nhà nhập khẩu mới tham gia lan tỏa hàng hóa Việt Nam chính là thành quả của nỗ lực này. Để hàng hóa nông sản Việt Nam thâm nhập và trụ vững tại một thị trường khó tính như Liên minh châu Âu (EU), ông Vũ Anh Sơn nhấn mạnh: "Hiện nay lượng doanh nghiệp đủ điều kiện và năng lực xuất khẩu hoa quả tươi vào Pháp đã được định hình rõ. Như vậy khi đã xác định được vị trí ổn định, các doanh nghiệp cần bước sang giai đoạn tiếp theo là cải tiến quy trình nuôi trồng và công nghệ thu hoạch, bảo quản, để đảm bảo lưu giữ được tốt nhất chất lượng các loại quả tươi.
Khi thị trường đã thiết lập được một mặt bằng tương đối đồng đều về nguồn cung, việc đảm bảo chất lượng tốt sẽ là yếu tố quan trọng để tạo ra sự khác biệt. Và quan trọng hơn cả vẫn là đẩy mạnh các chương trình giới thiệu và quảng bá sản phẩm, giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận ngày càng nhiều hơn tới người tiêu dùng bản địa, để từ đó thâm nhập ngày càng sâu hơn vào thị trường các nước. Và chính trong các hoạt động này, vai trò của các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài được thể hiện như một nhân tố then chốt".
Cùng với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nước Pháp nói riêng và châu Âu nói chung đang là những thị trường đầy tiềm năng cho rau quả Việt Nam. Hy vọng sắp tới sẽ không chỉ vải thiều, nhãn lồng, hay thanh long, mà cả những trái cây khác của Việt Nam sẽ có thể đến với khách hàng khu vực này.Tin liên quan
-
Thị trường
Bắc Giang tìm đối tác, kết nối tiêu thụ vải thiều chín sớm
16:29' - 27/05/2024
Năm 2024, diện tích vải thiều của huyện Tân Yên là 1.420 ha, dự kiến sản lượng khoảng 15.500 tấn.
-
Hàng hoá
Mùa vụ năm 2024: Bắc Giang bắt đầu thu hoạch vải thiều sớm
10:10' - 23/05/2024
Do điều kiện thời tiết không thuận lợi, năm 2024, tỉnh Bắc Giang ước sản lượng vải thiều đạt khoảng 100.000 tấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng giá trị bù sản lượng cho vụ vải thiều Bắc Giang 2024
18:23' - 21/05/2024
Để bù đắp sự sụt giảm sản lượng, người trồng vải và các cấp chính quyền tỉnh Bắc Giang đang tập trung chăm sóc, đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ để nâng cao giá trị quả vải.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà
10:40' - 05/05/2024
Năm nay việc xúc tiến thương mại tiêu thụ vải đã mở rộng đến Thương vụ Việt Nam và kết nối trực tuyến với doanh nghiệp nước ngoài để tìm hướng đi bền vững, nâng cao giá trị quả vải thiều Thanh Hà.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản: Pasona công bố nhân vật biểu tượng và bài hát chủ đề tại Triển lãm EXPO 2025
18:12' - 19/03/2025
Ngày 19/3, Tập đoàn Pasona đã công bố bài hát chủ đề và nhân vật biểu tượng cho khu triển lãm "PASONA NATUREVERSE" tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025 (Osaka-Kansai Expo 2025).
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Google mua lại công ty khởi nghiệp Wiz với giá "khủng"
16:04' - 19/03/2025
Alphabet (công ty mẹ của Google) ngày 18/3 đã công bố thương vụ mua lại công ty khởi nghiệp Wiz với mức giá "khủng" 32 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Lite-on Technology khởi công nhà máy 690 triệu USD ở Quảng Ninh
08:20' - 19/03/2025
Tập đoàn Lite-on Technology đã khởi công giai đoạn 1 dự án Nhà máy Lite-On Quảng Ninh tại khu công nghiệp Sông Khoai (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) ngày 18/3.
-
Doanh nghiệp
Forever 21 "đổ tại" Shein và Temu là nguyên nhân khiến hãng sụp đổ
15:08' - 18/03/2025
Forever 21 đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản lần thứ hai trong vòng sáu năm và cho rằng các hãng bán lẻ thời trang nhanh trực tuyến Shein và Temu là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mình.
-
Doanh nghiệp
Trí tuệ nhân tạo đang tạo áp lực lớn cho Samsung Electronis
09:07' - 18/03/2025
Samsung Electronis của Hàn Quốc đang đứng trước áp lực lớn cần phải thay đổi để vượt qua những thách thức do trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra, vốn đang làm thay đổi căn bản ngành công nghiệp điện tử.
-
Doanh nghiệp
Apple lên kế hoạch trình làng siêu phẩm mới
08:18' - 18/03/2025
Theo nhà báo Mark Gurman của Bloomberg, iPhone 17 Air dự kiến có thiết kế độ dày chỉ 5,5 mm, mỏng hơn đáng kể so với các phiên bản trước đó của iPhone.
-
Doanh nghiệp
PV GAS hợp tác chiến lược với các đối tác Hoa Kỳ để mở rộng nguồn cung LNG
16:33' - 17/03/2025
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tham gia ký kết và công bố loạt thỏa thuận hợp tác quan trọng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ.
-
Doanh nghiệp
Thương hiệu thời trang nhanh Forever 21 nộp đơn xin bảo hộ phá sản
15:37' - 17/03/2025
Ngày 16/3, công ty thời trang nhanh Forever 21 của Mỹ đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của Luật Bảo hộ phá sản Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ
13:21' - 17/03/2025
Chính quyền Tổng thống Trump cũng đang cho thấy khả năng “nhẹ nhàng” hơn đối với AI, khi Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc để giành vị trí thống trị trong lĩnh vực công nghệ đang trỗi dậy này.