Vẫn cần chế tài mạnh tay để xử lý tình trạng "ép" mua bảo hiểm khi vay vốn
Nguyên nhân mấu chốt của tình trạng này là không ít đơn vị những năm gần đây đã gây sức ép, chạy chỉ tiêu cao nhằm mục đích hưởng lợi từ các khoản hoa hồng chia lại từ các hợp đồng bảo hiểm. Sức ép đạt chỉ tiêu đè nặng lên nhân viên thực hiện, kéo theo đó là câu chuyện về đạo đức kinh doanh đi xuống.
Thêm nữa, vị luật sư cũng chỉ ra vấn đề về cạnh tranh giữa các ngân hàng. Lẽ ra để cạnh tranh gay gắt, giành giật khách hàng thì đơn vị nào thủ tục đơn giản, thuận tiện hơn sẽ có lợi thế, đơn vị nào thủ tục phức tạp, ép khách mua kèm sản phẩm không bắt buộc sẽ ít được lựa chọn.Nhưng trên thực tế, khách hàng có nhu cầu vay vốn, hầu như đến đâu cũng bị ép mua bảo hiểm thì mới được giải ngân khoản vay hoặc mua bảo hiểm sẽ được áp dụng lãi suất cho vay giảm 1-2% so với lãi suất niêm yết.
Do đó, Luật sư Trương Thanh Đức đề xuất phải có chế tài chặt chẽ để xử lý những hành vi vi phạm quy định, trục lợi từ hoạt động bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng. Ông khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm qua ngân hàng, trong đó liệt kê cụ thể những hành vi điển hình không được phép làm và những hành vi tương tự... Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề xuất nên bắt buộc công bố tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm. Việc kiểm soát chỉ số này mới là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá chất lượng hoạt động của kênh bán qua ngân hàng, bởi nếu tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm năm thứ hai không cao nghĩa là nhiều khách hàng không thực sự có nhu cầu mua bảo hiểm nhưng vẫn bị “ép” mua. Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế cho rằng, đã có quy định cấm bán bảo hiểm không bắt buộc khi vay vốn và cũng đã có một số quy định để ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên chế tài xử lý cho hành vi vi phạm quy định không đủ lớn.Đồng thời, chưa có định nghĩa rõ ràng trong vấn đề nhận diện những lỗi vi phạm. Từ đó, tạo ra sự mập mờ khiến những người tư vấn bán bảo hiểm của ngân hàng mượn kẽ hở này để cài vào bán bảo hiểm như là một điều kiện để cho vay.
Kể từ đầu tháng 7 tới nay, đứng trước quy định mới, một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã tạm dừng triển khai hoạt động đại lý bảo hiểm. Thông tin từ Hiệp hội Ngân hàng cho biết mỗi ngân hàng đang có một cách hiểu khác nhau về quy định trên. Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm VietinBank Lê Thị Quỳnh Hoa cho biết, sản phẩm bảo hiểm bắt buộc theo Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 chỉ gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng.Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng ngân hàng, tài sản thế chấp phải được tham gia bảo hiểm để đảm bảo an toàn. Điều này dẫn đến mâu thuẫn về việc liệu sản phẩm bảo hiểm này có thuộc phạm vi điều chỉnh của khoản 5, Điều 15 hay không?
Việc tạm dừng triển khai hoạt động đại lý bảo hiểm đã ngay lập tức ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mảng dịch vụ này. Bà Bùi Thị Thanh Xuân, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Bảo hiểm VietinBank - VBI), cho biết doanh số bán bảo hiểm của công ty này giảm 50% chỉ trong 2 ngày đầu tiên của tháng 7. Bà nhấn mạnh rằng nếu không có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về điều khoản quy định nghiêm cấm này, doanh số của ngành bảo hiểm phi nhân thọ sẽ suy giảm nghiêm trọng. Trong bối cảnh trên, Thông tư số 34/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, đã đưa ra các hướng dẫn cụ thể hơn về hoạt động đại lý bảo hiểm của các ngân hàng thương mại. Cụ thể, Điều 14 của Thông tư 34/2024 quy định rằng khi Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước cấp cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.Đồng thời, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật có liên quan khi thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước vẫn cho phép các ngân hàng được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh giác thủ đoạn mạo danh cán bộ bảo hiểm xã hội để chiếm đoạt tài sản
11:00' - 18/07/2024
Người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác với một thủ đoạn lừa đảo mạo danh cán bộ bảo hiểm xã hội để yêu cầu cập nhật Căn cước công dân, địa chỉ email… vào ứng dụng VssID.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bảo đảm thống nhất hiểu đúng về phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng
09:44' - 09/07/2024
Bảo hiểm là một công cụ quản trị rủi ro đảm bảo quyền lợi của khách hàng và ngân hàng. Do đó, rất cần những hướng dẫn cụ thể, chi tiết để thống nhất hiểu đúng về phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng.
-
Ngân hàng
Quy định cấm bán bảo hiểm đi kèm khoản vay có ngăn được triệt để tình trạng “bán bia kèm lạc”?
15:25' - 04/07/2024
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Trong đó, quy định cấm bán bảo hiểm không bắt buộc đi kèm khoản vay đang là một trong các nội dung được người dân đặc biệt quan tâm.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Các ngân hàng trung ương châu Á có thể nới lỏng lãi suất
08:30'
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương châu Á vẫn còn dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm giảm bớt tác động của thuế quan Mỹ đối với nền kinh tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD lao dốc sau khi Tổng thống Mỹ đề xuất áp thế 50% với EU
10:47' - 24/05/2025
Đồng USD giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 23/5 dưới áp lực bán tháo của giới đầu tư, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% lên Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu từ ngày 1/6.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trái phiếu Nhật Bản: Mối lo ngại mới cho trái phiếu Kho bạc Mỹ?
08:12' - 24/05/2025
Các chiến lược gia của Morgan Stanley cho hay trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 30 năm đang phát đi tín hiệu đáng lo ngại tới những công cụ nợ tương ứng của Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc họp về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền lĩnh vực tài chính, ngân hàng
19:27' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì các cuộc họp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về rà soát các Nghị định về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính Mỹ sẽ ngừng sản xuất đồng 1 cent
15:40' - 23/05/2025
Tờ USA Today ngày 22/5 (giờ địa phương) cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang giảm sản xuất đồng penny (đồng xu 1 cent) và cuối cùng sẽ ngừng đưa đồng xu này ra lưu hành.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài sản số Hàn Quốc tăng trưởng bùng nổ
06:00' - 23/05/2025
Các quan chức cho rằng sự gia tăng cả về số lượng người dùng và tổng tài sản nắm giữ là do giá tiền điện tử tăng trên toàn cầu, nhờ các yếu tố như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 111.000 USD/BTC
17:48' - 22/05/2025
Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, bitcoin tăng tới 3,3% trong ngày 22/5, chạm mức kỷ lục mới 111.878 USD/BTC.
-
Tài chính & Ngân hàng
Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ vay để xử lý nợ xấu cho tổ chức tín dụng
15:44' - 22/05/2025
Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội hết hiệu lực đã tạo ra khoảng trống pháp lý, khiến tỷ lệ nợ xấu toàn ngành vượt ngưỡng cảnh báo 3% theo thông lệ quốc tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh
08:10' - 22/05/2025
Người tiêu dùng mang theo ít tiền mặt hơn, hoặc hoàn toàn không mang tiền mặt khi ra ngoài.