Vấn đề người di cư: Các nước Trung Âu tăng cường kiểm soát biên giới
Các nước Trung Âu ngày 17/2 tuyên bố sẽ tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới nếu thỏa thuận của Liên minh châu Âu (EU) với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giảm số người di cư đang tiếp tục đổ về "lục địa già" không có hiệu quả trong vòng một tháng.
Phát biểu trước báo giới tại Praha (CH Séc), trước thời điểm diễn ra hội nghị cấp cao EU thảo luận về vấn đề di cư và khả năng Anh ra khỏi EU, Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề EU của Séc, ông Tomas Prouza khẳng định: "Đến giữa tháng 3 tới, nếu dòng người di cư ước tính 1.500-2.000 người tiếp tục đổ về châu Âu mỗi ngày thì rõ ràng là Thổ Nhĩ Kỳ đã không thực hiện được những cam kết mà họ đưa ra, và chúng tôi sẽ cần một giải pháp khác để bảo vệ biên giới châu Âu".Trước đó, Nhóm Bộ tứ Visegrad (gồm CH Séc, Slovakia, Ba Lan và Hungary), hiện do Séc làm chủ tịch, cam kết giúp Macedonia và Bulgaria đóng cửa biên giới với Hy Lạp để ngăn chặn dòng người di cư, nếu không đảm bảo được phía biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Động thái này sẽ không chỉ khiến Hy Lạp bị "bỏ mặc" với số người di cư đang tăng nhanh chóng mà còn khiến nước này thực sự bị loại khỏi khu vực tự do đi lại Shengen của châu Âu.
Cho rằng Hy Lạp có thể không bảo vệ được đường biên giới của khu vực Shengen, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã đề nghị đưa 300 cảnh sát tới giúp bảo vệ các đường biên giới của Macedonia và Bulgaria với Hy Lạp. Tháng 11 năm ngoái, Đức đã giúp thúc đẩy một thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó Ankara đồng ý giúp ngăn chặn dòng người di cư sau khi nhận được khoản trợ giúp 3 tỷ euro từ Berlin nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư.Tuy nhiên, theo một kế hoạch khác do Thủ tướng Angela Merkel đề xuất, Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia trung chuyển của người di cư trước khi vào các nước Tây Âu khác - sẽ đóng cửa biên giới và sau đó đưa toàn bộ người di cư chủ yếu đến từ Syria và Iraq tới EU, nơi họ sẽ được cư trú theo hệ thống phân bổ hạn ngạch, một sáng kiến mà cho đến nay hầu hết các nước thành viên EU không mấy nhiệt tình ủng hộ.
Theo số liệu thống kê, năm 2015, hơn một triệu người di cư tới EU khiến lục địa này rơi vào cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ Đại chiến thế giới lần thứ Hai. Liên quan đến vấn đề người di cư, ngày 17/2, các lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp đã phát hiện xác một cậu bé 4 tuổi chết trên chiếc thuyền lênh đênh trên vùng biển Aegean.Theo thông tin ban đầu, cậu bé được xác nhận là người Afghanistan, bị chết trên chiếc thuyền ở đảo Chios, Hy Lạp. Gia đình của cậu bé nằm trong số 600 người vượt biển đã tới hòn đảo này ngày 17/2, một ngày sau khi Athens lập cơ sở điều phối người di cư tới nước này.
Hy Lạp, quốc gia phải đón hơn 800.000 người di cư vượt biển tới một số đảo trên biển Aegean, đã đối mặt với những lời chỉ trích từ EU về cách xử lý cuộc khủng hoảng di cư. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế, chỉ tính từ đầu năm 2016, hơn 300 người chết khi cố tình vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp, trước khi vào các nước châu Âu khác./.- Từ khóa :
- vấn đề di cư
- châu âu
- trung âu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Phần Lan cảnh báo nguy cơ Nga đối mặt với làn sóng tị nạn
19:21' - 14/02/2016
"Nga có thể phải đối mặt với làn sóng người tị nạn, nếu Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa biên giới với người tị nạn".
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Đức và Tổng thổng Pháp bàn về khủng hoảng di cư và "Brexit"
18:00' - 08/02/2016
Tối 7/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã gặp nhau tại Strasbourg (Pháp), thảo luận vấn đề khủng hoảng di cư và viễn cảnh Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Thổ Nhĩ Kỳ duy trì "chính sách biên giới mở"
21:39' - 06/02/2016
Ngày 6/2, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố Ankara có thể duy trì "chính sách biên giới mở" đối với người di cư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56'
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34'
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19'
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.