Vấn đề người di cư: Cuộc “mặc cả” khó khăn
Tháng 11 năm ngoái, EU và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt thỏa thuận về việc EU hỗ trợ tài chính cho Thổ Nhĩ Kỳ, đổi lại Ankara sẽ giúp ngăn chặn dòng người di cư vào châu Âu.
Tuy nhiên, sau 3 tháng thực hiện, thỏa thuận trên vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn do hai bên vẫn còn nhiều bất đồng.
Điều kiện EU đưa ra đối với Thổ Nhĩ Kỳ khá rõ ràng: siết chặt tuần tra biên giới, tăng cường hợp tác với nhà chức trách Hy Lạp và Bungari; thắt chặt hạn chế visa đối với những công dân từ Pakistan hay Bangladesh qua Thổ Nhĩ Kỳ để tìm cách đến châu Âu; cải thiện chỗ ở cho những người Syria không ở trong các trại tị nạn, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho họ và tạo điều kiện để con em họ được đến trường.
Tuy nhiên, dường như khoản cam kết 3 tỷ euro mà EU hứa viện trợ cho Ankara vẫn chưa đủ, nếu không muốn nói là quá ít. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan chỉ trích châu Âu chưa làm tròn trách nhiệm của họ khi tiếp nhận quá ít người nhập cư và bỏ mặc Thổ Nhĩ Kỳ với gánh nặng này.
Ông Erdogan cũng nhiều lần dọa sẽ đẩy thêm người nhập cư tới châu Âu nếu yêu cầu của Ankara không được đáp ứng.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần nhấn mạnh về con số người nhập cư mà họ đã tiếp nhận tới nay: khoảng 2,5 triệu người chính thức đăng ký nhập cư, trong đó khoảng 1/10 sống trong các trại tị nạn.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhiều lần cho rằng tại sao họ lại phải gánh những phần thiệt hại hơn so với các nước khác trong cuộc khủng hoảng người di cư.
Trên thực tế, ngay từ đầu cuộc khủng hoảng, thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ luôn tỏ ra mâu thuẫn. Trong khi khả năng tiếp nhận người di cư là có hạn, song Ankara vẫn mở rộng cửa biên giới cho những người Syria trốn chạy chiến tranh.
Họ dung túng cho những người tị nạn tìm cách vượt biển sang Hy Lạp để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở những nước Bắc Âu giàu có.
Hơn nữa, bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận với EU để giúp kiểm soát dòng người nhập cư bất hợp pháp, các nhóm buôn người vẫn hoạt động nhộn nhịp và công khai ở Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí có bàn tay thao túng của các tổ chức tội phạm mafia.
Mọi nỗ lực của các nước EU trong việc kiểm soát biên giới đều sẽ vô ích nếu như không có sự bắt tay của Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc nhiều nước thuộc khối Schengen nối lại kiểm soát biên giới - đi ngược quy tắc đi lại tự do trong khối, và mới đây nhất là Áo và các nước vùng Balkan tự nhất trí "cùng nhau khép chặt cánh cửa" đối với người tị nạn - càng cho thấy EU vẫn chưa thể tìm ra lời giải chung cho cuộc khủng hoảng người di cư.
Các hành động đơn phương của một quốc gia hay một nhóm quốc gia ở châu Âu chỉ là giải pháp tạm thời.
Tại Hội nghị thượng đỉnh EU - Thổ Nhĩ Kỳ lần này, các nhà lãnh đạo châu Âu muốn Thổ Nhĩ Kỳ phải thực hiện các cam kết. EU sẽ yêu cầu Ankara trừng trị bọn buôn người và buộc tất cả những người di cư trái phép rời khỏi bờ biển nước này.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo EU cũng sẽ thúc ép Ankara nhận lại những người di cư vì mục đích kinh tế từ Hy Lạp, đồng thời giảm bớt dòng người đi qua biển Aegean để đến Athens.
EU muốn Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát tốt hơn biên giới trên biển của nước này với Hy Lạp. Về phần mình, Ankara cho rằng để người Syria có thể ở lại Thổ Nhĩ Kỳ cũng như hội nhập ở đây, không chỉ cần có thêm “nơi ăn, chốn ở” mới, mà còn cần nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các vùng miền có người nhập cư.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hiện nhiều trường học ở nước này đã giảng dạy bằng tiếng Arab vào buổi chiều cho trẻ em Syria và những dự án như vậy rất tốn kém mà về lâu dài Ankara không thể tự lo liệu được.
Báo chí Đức cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ muốn được trả giá cao hơn cho sự hợp tác của họ với EU trong chính sách giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư.
Trong khi đó, EU quan ngại các khoản tài chính hỗ trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ có thể rơi vào các "kênh đen" và khó có thể kiểm soát, đặc biệt khi những lo ngại về mối quan hệ "mờ ám" giữa giới chức Ankara với nhóm "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng chưa được giải tỏa.
Trong khi tranh cãi vẫn tiếp diễn thì người tị nạn Syria vẫn tràn sang Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho biết vẫn còn khoảng 55.000 người tị nạn đang trên đường vào biên giới nước này.
Đây là sức ép lớn đối với EU và liên minh này đang hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ phải tìm cách cắt giảm số người di cư đến Hy Lạp bằng đường biển xuống dưới 1.000 người/ngày.
Theo thống kê, hiện trung bình mỗi ngày vẫn có tới hơn 2.000 người tị nạn vượt biển Aegean trên những chiếc thuyền và tàu đánh cá từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp.
Với những bất đồng trên, Hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể hàn gắn được những mâu thuẫn để tìm ra một giải pháp chung có thể chấp nhận được cho cuộc khủng hoảng người di cư.
Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn tận dụng cuộc khủng hoảng này để gây sức ép buộc EU tăng thêm tiền viện trợ và đẩy nhanh tiến trình đàm phán kết nạp nước này làm thành viên - điều mà CH Síp và Pháp chắc chắn sẽ phản đối.
Rõ ràng, chừng nào cuộc mặc cả giữa hai bên còn chưa ngã ngũ, hoặc hai bên vẫn còn “cân đong” những thiệt – hơn thì hy vọng về một giải pháp hữu hiệu cho cuộc khủng hoảng người di cư vẫn còn xa vời./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Áo khẳng định vẫn đóng cửa tuyến Balkan theo kế hoạch
21:35' - 10/03/2016
Bộ trưởng Nội vụ Áo Johanna Mikl-Leitner ngày 10/3 khẳng định việc đóng cửa tuyến lộ trình Balkan đối với người di cư vẫn sẽ được triển khai theo kế hoạch, bất chấp sự phản đối gay gắt của Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Đức, Hy Lạp phản đối việc đóng cửa tuyến đường Balkan
21:06' - 10/03/2016
Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Hy Lạp Alexis Tsipras ngày 10/3 đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích việc các quốc gia Balkan đóng cửa biên giới để ngăn dòng người tị nạn.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Croatia và Slovenia "đặt dấu chấm hết" cho tuyến Balkan
11:05' - 09/03/2016
Serbia ngày 8/3 khẳng định chỉ cho phép những người di cư có hộ chiếu và thị thực hợp pháp đặt chân lên lãnh thổ Serbia kể từ 23 giờ đêm cùng ngày (6 giờ sáng 9/3 theo giờ Việt Nam).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.