Vấn đề nợ công của Hy Lạp: Thế bế tắc được phá vỡ
Hy Lạp vừa đạt được thỏa thuận sơ bộ với các chủ nợ về các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" để đổi lấy gói cứu trợ tài chính thứ 3 cho quốc gia này. Với thỏa thuận sơ bộ đạt được, Hy Lạp và các chủ nợ đã phá vỡ được thế bế tắc trong các cuộc đàm phán nợ của Athens.
* Đạt được thỏa thuận sơ bộNgày 2/5/2017, Chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ gồm Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" để đổi lấy gói cứu trợ tài chính thứ 3 cho quốc gia này.Hãng tin quốc gia của Hy Lạp ANA dẫn lời Bộ trưởng Tài chính nước này Euclid Tsakalotos cho biết các cuộc đàm phán đã kết thúc với một "thỏa thuận kỹ thuật sơ bộ" về tất cả các vấn đề bao gồm cải cách lao động, năng lượng, cắt giảm quỹ hưu trí và tăng thuế.Ông Tsakalotos bày tỏ tin tưởng thỏa thuận sẽ cho phép Hy Lạp đảm bảo các biện pháp giảm nhẹ nợ, điều thiết yếu đối với sự phục hồi của nền kinh tế vẫn chật vật trong khủng hoảng này.
Trước đó, dưới áp lực của các chủ nợ, Chính phủ Hy Lạp đã chấp thuận cắt giảm ngân sách thêm 3,6 tỷ euro (tương đương 3,8 tỷ USD) trong năm 2019 và 2020. Athens thừa nhận việc cắt giảm quỹ hưu trí và mức miễn thuế mới là nhằm đổi lấy sự chấp thuận sử dụng số tiền tương đương cho các biện pháp xóa đói giảm nghèo.Một nguồn tin từ Chính phủ Hy Lạp cho biết quĩ hưu trí sẽ bị cắt giảm trung bình khoảng 9%. Dự kiến thỏa thuận này sẽ được Quốc hội Hy Lạp xem xét thông qua vào trung tuần tháng 5 này trước khi được đưa ra cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào ngày 22-5 tới, như điều kiện để tiếp tục nhận được gói cứu trợ.
Tuy nhiên, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cũng đã tuyên bố sẽ không thực hiện các khoản cắt giảm trên nếu không có lời cam kết rõ ràng từ các chủ nợ về các biện pháp giảm nhẹ nợ cho nước này. Ngoài ra, Athens cũng hy vọng cuối cùng sẽ được phép tiếp cận chương trình mua tài sản được coi là một chương trình nới lỏng định lượng (QE) của ECB nhằm mở đường đưa nước này trở lại thị trường trái phiếu.Sau khi Chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ đạt được thỏa thuận sơ bộ về các biện pháp cải cách mới, IMF khẳng định châu Âu cần cung cấp các biện pháp xóa nợ "đáng tin cậy" cho Hy Lạp trước khi tổ chức này có thể hỗ trợ tài chính thêm cho Athens.Phát biểu tại buổi họp báo ngày 3-5, Giám đốc Vụ châu Âu của IMF Poul Thomsen cho rằng việc hai bên đạt được thỏa thuận cần đi đôi với một chiến lược uy tín về việc làm thế nào để khôi phục khả năng thanh toán nợ cho Hy Lạp. Các cuộc thảo luận về cách thức giải quyết món nợ của Hy Lạp chỉ mới bắt đầu.Ông nhấn mạnh IMF sẽ chỉ thảo luận về vấn đề hỗ trợ tài chính một khi có được chương trình với chính sách mạnh và các biện pháp xóa nợ tốt. Tuy nhiên, đây có thể vấn đề gai góc nhất trong các cuộc thương lượng với châu Âu, vốn do dự trong việc xóa thêm nợ cho Hy Lạp, đặc biệt là Đức - quốc gia không ủng hộ sự nhượng bộ.
Ông Thomsen khẳng định IMF sẵn sàng nhất trí về một thỏa thuận mà trong đó việc xóa nợ sẽ được đưa ra vào cuối thỏa thuận này và điều này còn phụ thuộc vào việc Hy Lạp có đáp ứng các mục tiêu hay không. Ông nêu rõ ông sẽ phải đảm bảo với Ban giám đốc IMF rằng quỹ này và các đối tác châu Âu đều có chung quan điểm về các biện pháp được dùng để xóa nợ. Quan chức này cũng bày tỏ hoan nghênh thỏa thuận giữa Hy Lạp và các chủ nợ mà IMF cho là cho phép chính sách tài chính trở nên thuận lợi hơn.* Tiến trình đàm phán chông gaiTrong suốt thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone từ cuối năm 2009 đến nay, Athens luôn ở trong tâm điểm. Từ năm 2010 đến nay, Hy Lạp vẫn nhờ vào tiền vay của "Bộ ba" chủ nợ quốc tế gồm EU, ECB và IMF. Ba tổ chức này đã cam kết cho Hy Lạp vay tổng cộng 240 tỷ euro (tương đương 269 tỷ USD) với điều kiện nước này phải thực hiện một kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” và cải cách hết sức nghiêm ngặt.Thế nhưng sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 25-1-2015, Thủ tướng Hy Lạp Tsipras đã cam kết chấm dứt chính sách “thắt lưng buộc bụng” mà các chính phủ tiền nhiệm đã thi hành trong 5 năm qua theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế để đổi lấy chương trình cứu trợ kinh tế.Quan điểm trên của chính phủ Hy Lạp đã làm nảy sinh những bất đồng sâu sắc giữa chính phủ nước này với "Bộ ba" chủ nợ quốc tế, nhất là trong bối cảnh gói cứu trợ cuối cùng trị giá 7,2 tỷ euro nằm trong chương trình vay 240 tỷ euro mà các chủ nợ này dành cho Hy Lạp hết hiệu lực trong tháng 2-2015.Mặc dù được nhóm "Bộ ba" chủ nợ quốc tế gia hạn thêm 4 tháng nhưng Hy Lạp vẫn không thể trả khoản vay 1,5 tỷ euro đúng hạn vào ngày 30-6-2015 cho IMF và chính thức rơi vào tình trạng vỡ nợ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một nền kinh tế phát triển như Hy Lạp bị IMF kết luận vỡ nợ. Động thái này đồng nghĩa với việc Athens đã bước một chân khỏi Eurozone với tương lai u ám.
Để tránh cho Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ buộc phải rời khỏi Eurozone, tháng 7-2015, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua dự luật về những biện pháp cải cách mạnh mẽ nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng theo yêu cầu của các chủ nợ, nhằm đổi lấy một gói cứu trợ mới thứ ba trị giá 86 tỷ euro (tương đương 92,4 tỷ USD). Trước những nỗ lực cải cách của Athens, "Bộ ba" chủ nợ quốc tế đã giành cho Hy Lạp khoản giải ngân đầu tiên trị giá 13 tỷ euro, vào tháng 8-2015.Tiếp đó, tháng 5-2016, Nhóm 19 Bộ trưởng tài chính của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) đã nhất trí giải ngân 12 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ ba cho Hy Lạp và tiến hành cơ cấu lại nợ cho Athens theo yêu cầu của IMF.
Tuy nhiên, ngày 6-2 vừa qua, IMF đã ngừng tham gia chương trình cứu trợ cho Hy Lạp, cho rằng khoản nợ của Athens quá lớn và IMF không thể tiếp tục giải ngân khoản vay nếu các chủ nợ không giảm nợ cho nước này. IMF đưa ra điều kiện yêu cầu các nước Eurozone cam kết giảm nợ thêm cho Hy Lạp trước khi giải ngân khoản cứu trợ mới. Điều kiện này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Đức và nhiều nước chủ nợ trong Eurozone.Vượt qua những bất đồng, ngày 20-2, các chủ nợ quốc tế đã thống nhất lập trường chung về các vấn đề then chốt như xóa nợ và mục tiêu ngân sách nhằm mở đường cho Hy Lạp nhận được khoản giải ngân tiếp theo trong gói cứu trợ kinh tế thứ ba trị giá 86 tỷ euro dành cho nước này.Hiện Hy Lạp đang đối mặt với khoản nợ 7 tỷ euro (tương đương 7,4 tỷ USD) có hạn chót vào tháng 7 tới đồng thời phải vật lộn với tình trạng khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước đến nay. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), nợ công của Hy Lạp hiện ở mức trên 300 tỷ euro, chiếm khoảng 160% GDP, và đây vẫn là tỷ lệ cao nhất trong Eurozone.Các nhà phân tích cho rằng, trong bối cảnh các cuộc bầu cử sắp diễn ra tại một số nước châu Âu như Pháp và Đức đe dọa trì hoãn kế hoạch giải ngân các khoản cứu trợ cho Hy Lạp, việc Hy Lạp đạt được thỏa thuận sơ bộ với các chủ nợ được kỳ vọng có thể giúp Athens nhận được khoản giải ngân tiếp theo trong gói cứu trợ thứ 3, trả nợ đúng kỳ hạn và thoát khỏi nguy cơ buộc phải rời khỏi Eurozone do vỡ nợ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hy Lạp đạt được thỏa thuận sơ bộ với các chủ nợ
16:10' - 02/05/2017
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Euclid Tsakalotos được dẫn lời cho biết các cuộc đàm phán đã kết thúc với một "thỏa thuận kỹ thuật sơ bộ" về tất cả các vấn đề.
-
Doanh nghiệp
Các nghiệp đoàn Hy Lạp đình công phản đối các yêu cầu của các chủ nợ
18:21' - 01/05/2017
Ngày 1/5, các nghiệp đoàn Hy Lạp đã tổ chức cuộc đình công toàn quốc trong 24 giờ và các cuộc biểu tình nhằm phản đối các yêu cầu mới từ các chủ nợ để đổi lấy cứu trợ tài chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.