VASEP kiến nghị giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 2,76 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, cá ngừ là một trong những ngành hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất.
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 216 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, cá ngừ chế biến đóng hộp tăng mạnh 35%; cá ngừ đông lạnh tăng 11%.
Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục phục hồi nhờ sự tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường chính truyền thống như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU).
Hiện các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất được sang 79 thị trường trên thế giới, nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù có sự tăng trưởng khá ấn tượng, tuy nhiên xuất khẩu cá ngừ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do nguyên liệu phụ thuộc vào sản lượng đánh bắt, thuế nhập khẩu ở một số thị trường chủ chốt…
Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ trong thời gian tới, VASEP vừa có công văn gửi Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kiến nghị 3 nội dung.
Theo đó, VASEP cho rằng, nghề lưới vây của Việt Nam có ưu điểm là không sử dụng thiết bị dẫn dụ cá, đáp ứng yêu cầu đánh bắt trong tương lai, qua thương mại và nhu cầu tiêu thụ trên thế giới.
Đây là một lợi thế mà cần được đẩy lên thành thế mạnh. Do vậy, VASEP đề nghị Tổng cục Thủy sản xem xét sớm công bố nghề lưới vây của Việt Nam không sử dụng thiết bị dẫn dụ để thúc đẩy nghề này phát triển trong thời gian tới.
Ngoài ra, VASEP cũng lưu ý, theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vẫn chưa có quy định hay hướng dẫn về con số quota cụ thể về hạn ngạch cho xuất khẩu cá ngừ vào EU; cũng như chưa có quy trình cụ thể cho việc cấp hạn ngạch.
Do đó, VASEP kiến nghị Tổng cục Thủy sản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có ý kiến với Bộ Công Thương để thúc đẩy và sớm thống nhất với EU về con số và cơ chế cấp hạn ngạch.
VASEP cũng kiến nghị Tổng cục Thủy sản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến với Bộ Công Thương xem xét ưu tiên rà soát lại việc giảm thuế nhập khẩu cá ngừ Việt Nam vào Nhật Bản trong tháng 6 và tháng 7/2017, nhằm đưa mức thuế nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ từ Việt Nam được về 0% như Thái Lan và Philippines.
Nhật Bản là một trong 8 thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn của Việt Nam.
Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục giảm, từ vị trí thứ 3 đã tụt xuống vị trí thứ 6 trong số những thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam.
Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đang bị áp thuế cao hơn nhiều so với các nước xuất khẩu cá ngừ cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan và Philippines, nên không thể cạnh tranh được với các nước này.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Để cá ngừ đại dương tiếp tục vươn xa
07:05' - 05/03/2017
Bình Định đang thực hiện Dự án Chuyển giao Công nghệ, Ngư cụ khai thác cá ngừ đại dương của Nhật Bản cho ngư dân tỉnh Bình Định nhằm hiện đại hóa nghề cá ngừ theo hướng hiệu quả và bền vững.
-
Hàng hoá
VASEP kiến nghị giảm thuế nhập khẩu cá ngừ Việt Nam vào Nhật Bản
21:00' - 13/02/2017
VASEP vừa gửi văn bản đề kiến nghị Bộ Công Thương rà soát lại mức thuế nhập khẩu cá ngừ Việt Nam vào Nhật Bản, nhằm đưa mức thuế nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ từ Việt Nam được về 0%.
-
Kinh tế Thế giới
Cá ngừ vây xanh "vua" nặng 212 kg được bán đấu giá hơn 14 tỷ đồng
19:39' - 06/01/2017
Con cá ngừ vây xanh nặng 212 kg được bán với giá 663.000 USD (hơn 14 tỷ đồng) trong phiên đấu giá cá ngừ ở Nhật Bản đầu năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.