VASEP kiến nghị giảm thuế nhập khẩu cá ngừ Việt Nam vào Nhật Bản
Ngày 13/2, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Hiệp hội vừa gửi văn bản đề kiến nghị Bộ Công Thương rà soát lại mức thuế nhập khẩu cá ngừ Việt Nam vào Nhật Bản, nhằm đưa mức thuế nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ từ Việt Nam được về 0% như Thái Lan và Philippines.
Theo VASEP, Nhật Bản là một trong 8 thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục giảm.
Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đang bị áp thuế cao hơn nhiều so với các nước xuất khẩu cá ngừ cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan và Philippines, nên không thể cạnh tranh được với các nước này.
Cụ thể, theo dữ liệu từ Hải quan Nhật Bản và các đối tác tại Nhật Bản thì hiện nay, đối với mặt hàng cá ngừ vằn đóng hộp (mã 1604.14.010) xuất khẩu sang Nhật Bản kể từ tháng 4/2009, Thái Lan đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 3,2%, tiếp đó giảm xuống còn 1,1% kể từ tháng 4/2011 theo Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản – Thái Lan (JTEPA) và xuống 0% từ tháng 4/2012.
Còn Việt Nam lại đang bị áp mức thuế 6,4% dù Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2009. Với mức thuế suất này, cá ngừ đóng hộp của Việt Nam không thể cạnh tranh được với Thái Lan.
Tương tự, đối với mặt hàng cá ngừ vây vàng đóng hộp (mã 1604.14.092) và thăn/philê cá ngừ hấp đông lạnh (mã 1604.14.099) xuất khẩu sang Nhật Bản, kể từ tháng 4/2009, Thái Lan đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 4,8%, tiếp đó giảm xuống còn 1,6% kể từ tháng 4/2011 và 0% từ tháng 4/2012 theo JTEPA.
Còn Philipines cũng đang được hưởng mức thuế 4,8%, tiếp đó giảm xuống 2,4% từ tháng 4/2011, rồi 1,2% từ tháng 4/2012 và về 0% từ tháng 4/2013 theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế cao hơn 40% so với các nước này tương đương 7,2% theo GSP, 9,6% theo VJEPA khi xuất sang thị trường Nhật.
Thậm chí trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, Việt Nam không có lộ trình về 0% như hai nước trên.
Theo VASEP, ngành cá ngừ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong ngành thủy sản nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Sản phẩm cá ngừ không chỉ đóng góp kim ngạch xuất khẩu 450-550 triệu USD/năm trong mấy năm trở lại đây mà còn đặc biệt quan trọng khi gắn liền với đông đảo ngư dân và công cuộc khai thác xa bờ, giữ gìn biển đảo.
Mặt khác, trong bối cảnh niềm hy vọng vào TPP đã thay đổi, VASEP và các doanh nghiệp cá ngừ hy vọng Bộ Công Thương xem xét ưu tiên đưa vấn đề này ra để đàm phán lại với Nhật Bản, nhằm giải quyết khó khăn kịp thời cho ngành, tạo môi trường thuận lợi và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Giá cá ngừ đại dương tăng mạnh ngay trong chuyến biển đầu tiên năm 2017
20:38' - 11/01/2017
Trong hai ngày 10 - 11/1, các chủ tàu hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa đã đưa tàu trở về cập cảng cá, sau chuyến đi biển xa bờ từ 20 - 25 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Cá ngừ vây xanh "vua" nặng 212 kg được bán đấu giá hơn 14 tỷ đồng
19:39' - 06/01/2017
Con cá ngừ vây xanh nặng 212 kg được bán với giá 663.000 USD (hơn 14 tỷ đồng) trong phiên đấu giá cá ngừ ở Nhật Bản đầu năm 2017.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU tăng mạnh
12:16' - 05/12/2016
Sau một thời gian suy giảm, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU đã phục hồi rõ nét trong năm 2016. Đặc biệt, cuối năm 2016, xuất khẩu cá ngừ sang các quốc gia thuộc EU đã tăng mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghề câu cá ngừ đại dương: Ngư dân chưa hết “lênh đênh”
15:27' - 27/08/2016
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thực hiện các mô hình còn gặp nhiều khó khăn do ngư dân chưa quen với công nghệ mới, hiện đại.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu dưới 400 USD/tấn
14:20' - 25/05/2025
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Hoạt động xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục trầm lắng, giá xuất khẩu vẫn dưới 400 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Hà Nội: Bắt giữ 1,4 tấn chân gà thành phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
14:17' - 25/05/2025
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 50 bao tải màu trắng, bên trong chứa chân gà đã thành phẩm (loại chiên, rán), với tổng khối lượng 1,4 tấn.
-
Hàng hoá
Tạo thương hiệu riêng cho nông sản Bình Phước
11:09' - 25/05/2025
Ngành nông nghiệp được tỉnh Bình Phước xác định là ngành kinh tế chủ lực của địa phương.
-
Hàng hoá
Giá cà phê tăng nhẹ, giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất trong gần hai năm
18:26' - 24/05/2025
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm do đồng rupee yếu và nguồn cung gia tăng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ảm đạm.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng
13:33' - 24/05/2025
Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá
19:35' - 23/05/2025
Chiều 23/5, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá.
-
Hàng hoá
Chấn chỉnh tình trạng “bát nháo” kinh doanh qua mạng
17:11' - 23/05/2025
Xử lý những hành vi kinh doanh thiếu đạo đức trên không gian mạng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng kém chất lượng tuồn ra thị trường là một “cuộc chiến” đòi hỏi sự quyết liệt của ngành chức năng.
-
Hàng hoá
Hồ tiêu Việt Nam khẳng định lại vị thế trên bản đồ xuất khẩu thế giới
16:54' - 23/05/2025
Trước sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và xu hướng chuộng sản phẩm đạt chuẩn cao, đây chính là cơ hội để hồ tiêu Việt Nam tái định vị trên bản đồ xuất khẩu thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hướng tới tuần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2025
16:25' - 23/05/2025
Giá dầu giảm phiên thứ tư liên tiếp vào chiều 23/5, ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong ba tuần.