Vệ tinh quan sát trái đất của Việt Nam sẽ vào vũ trụ năm 2018
Trung tâm Vệ tinh quốc gia (VNSC) cho biết, vệ tinh quan sát trái đất MicroDragon của Việt Nam có hình dáng khối vuông, kích thước 50x50x50 cm, nặng khoảng 50 kg, do chính các kỹ sư Việt Nam thiết kế và chế tạo, dưới sự hướng dẫn của các giáo sư Nhật Bản.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh quốc gia: MicroDragon dự kiến được chế tạo vào tháng 9/2016 và tích hợp đến tháng 9/2017 hoàn thành để sẵn sàng phóng lên quỹ đạo.Theo đó, tên lửa Epsilon (Nhật Bản) do Công ty IHI Aerospace chế tạo sẽ mang theovệ tinh quan sát trái đất MicroDragon của Việt Nam vào không gian. Việc chế tạo và đưa vệ tinh MicroDragon vào vũ trụ là một trong bước tiếp theo của lộ trình phát triển vệ tinh "made in Việt Nam".
Đồng thời, mở ra môi trường giúp các cán bộ trẻ có điều kiện rèn luyện kỹ năng sáng tạo độc lập cũng như khả năng làm việc kỷ luật giữa các nhóm.
Vệ tinh MicroDragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.Vệ tinh này còn thu các tín hiệu cảm biến trên mặt đất, sau đó chuyển dữ liệu một cách nhanh chóng tới địa điểm cách xa nhau trên trái đất.
Trước đó, tháng 8/2013, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon bay vào vũ trụ trên tàu vận tải HTV4 từ bệ phóng Yoshinobu ở Trung tâm Vũ trụ Tanegashima của Nhật Bản. Vệ tinh được chế tạo với mục tiêu phục vụ đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, từng bước tiếp cận quy trình thiết kế, chế tạo, tích hợp, và thử nghiệm vệ tinh. Theo lộ trình phát triển vệ tinh "made in Việt Nam", sau khi phóng thành công vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon chỉ nặng 1 kg, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh NanoDragon nặng 10 kg năm 2016. Hai năm sau, đến năm 2018, MicroDragon nặng 50 kg sẽ vào vũ trụ và tiếp đó là LOTUSat-2 nặng 500 kg vào năm 2020.Nếu hoàn thành lộ trình thì đến năm 2020, Việt Nam sẽ thuộc nhóm nước đứng đầu khu vực về lĩnh vực này, tương đương với Indonesia, Malaysia./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vệ tinh Jason-3 theo dõi mực nước biển và cảnh báo biến đổi khí hậu
15:47' - 01/02/2016
Vệ tinh Jason-3 vừa được phóng lên quỹ đạo Trái Đất có chức năng theo dõi mực nước biển dâng tại các đại dương, đồng thời cảnh báo tình trạng biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông
17:20'
Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ
16:44'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về mức thuế đối ứng 20-40% mà Tổng thống Donald Trump thông báo sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến tránh Cao Lãnh tăng tốc về đích trước tháng 9/2025
15:54'
Dự án tuyến tránh Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) với vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng triển khai thi công trở lại vào tháng 7/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
15:19'
Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.