Vì sao CASA của Techcombank cao nhất hệ thống ngân hàng?
Tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, trong khi CASA (tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi khách hàng) cao nhất hệ thống ngân hàng đang là lợi thế vượt trội giúp Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tăng uy tín và đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng.
Theo CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS), Techcombank tiếp tục duy trì tỷ lệ CASA ở mức 46,1%, cao nhất trong các ngân hàng tại Việt Nam. Doanh nghiệp đặt mục tiêu năm 2025 sẽ đưa tỷ lệ CASA lên khoảng 55%.
Việc duy trì tỷ lệ CASA cao làm giảm chi phí huy động, với nguồn vốn giá rẻ giúp cải thiện thu nhập lãi thuần (NIM), tạo điều kiện cạnh tranh về lãi suất cho vay trên thị trường.
Thực tế, để giảm chi phí huy động vốn, các ngân hàng sẽ tìm kiếm các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ CASA, bởi đây là loại tiền gửi có mức lãi suất thấp nhất, thường chỉ từ 0,1-0,8%/năm.
Khi khách hàng đến ngân hàng mở tài khoản (tài khoản vãng lai) để nộp hoặc rút tiền, chuyển khoản, nhận lương, mở thẻ ATM… sẽ làm tăng tỷ lệ CASA cho ngân hàng.
Tỷ lệ CASA cũng gián tiếp phản ánh hiệu quả của chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ tiện ích, tạo nền tảng khách hàng...
Những năm gần đây, khi dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh thì nhu cầu mở “tài khoản CASA” càng nhiều.
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 khiến nhu cầu thanh toán qua mạng tăng. Bên cạnh đó, lãi suất tiết kiệm ở mức thấp cũng là điều kiện thuận lợi để Techcombank tăng tỷ lệ CASA.
Theo SBS, Techcombank là ngân hàng có độ phủ rất lớn, đặc biệt các khách hàng nhỏ, điều giúp ngân hàng luôn chủ động nguồn vốn và đạt được tỷ lệ CASA cao nhất ngành.
Bên cạnh đó, Techcombank có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất trong toàn ngành. Cuối quý II/2021, tỷ lệ nợ xấu đạt mức 0,4%, thấp hơn 0,9% so với quý II năm 2020. Hiện nay, Techcombank và VietCombank là 2 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 200%. Theo đó, Techcombak đã tăng mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên gần 260% trong quý II/2021, đây là tỷ lệ cao nhất từ trước cho đến nay.
Trong 6 năm qua, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Techcombank liên tục tăng. Năm 2015, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng này chỉ ở mức 62,6%. Việc tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao giúp tạo bộ đệm rủi ro rất tích cực cho ngân hàng.
Techcombank cũng là ngân hàng tư nhân có tốc độ tăng trưởng cho vay hằng năm trên 20% với hệ số an toàn vốn (CAR) và thanh khoản tích cực.
Hoạt động kinh doanh phí cho vay của Techcombank cũng hoạt động hiệu quả, đặc biệt là mảng phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance), ngân hàng đầu tư và cho vay thanh toán.
Theo SBS, trong năm nay, TCB dự kiến sẽ bắt tay với đại gia bán lẻ là Công ty cổ phần Tập đoàn Masan để có thể tận dụng các siêu thị Vinmart+ làm nơi cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng. Mô hình này nếu thuận lợi sẽ góp phần tạo độ phủ rất rộng cho Techcombak.
Ngân hàng đã lựa chọn hợp tác với nhà cung cấp phần mềm ngân hàng số Backbase, nhằm đẩy nhanh quá trình số hoá các hoạt động tương tác đa kênh cho khối bán lẻ và khối doanh doanh nghiệp
Thực tế, Techcombank là ngân hàng tiên phong trong dịch vụ số, hiện có hơn 85% giao dịch của ngân hàng được thực hiện bởi tiện ích số hóa. Đây là tiền đề giúp ngân hàng này tạo ra những bứt phá trong thời gian gần đây.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất của Techcombank, quý II/2021, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 9.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế quý của đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 11.500 tỷ đồng, tăng trưởng 71,2% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 58% kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2021.
Với mức lợi nhuận này, Techcombank đang nằm trong top 3 hệ thống ngân hàng, đứng sau Vietcombank (14.500 tỷ đồng) và Vietinbank (13.000 tỷ đồng).
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) được thành lập năm 1993, hoạt động trong lĩnh vực huy động và kinh doanh vốn, cung cấp các dịch vụ tài chính liên quan.
Techcombank trở thành công ty đại chúng từ năm 2007, được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) từ quý II/2018.
TCB được tổ chức tài chính quốc tế FinanceAsia vinh danh là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2020 và lần thứ 3 được tạp chí Asia Risk bình chọn là “Ngân hàng Việt Nam xuất sắc nhất năm”.
Trên thị trường chứng khoán, TCB có giá 51.100 đồng/cổ phiếu (chốt phiên giao dịch 30/7), tăng gần 54% so với phiên giao dịch đầu năm 4/1./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng Techcombank hôm nay
10:07' - 22/07/2021
Lãi suất huy động cao nhất được Techcombank niêm yết là 5,6%/năm.
-
Chứng khoán
Techcombank phát hành hơn 6 triệu cổ phiếu ESOP để nâng vốn điều lệ
09:37' - 26/05/2021
HĐQT Techcombank đã thông qua việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2021 dưới hình thức phát hành cổ phần cho người lao động theo Chương trình Lựa chọn cho Người lao động.
-
Hồ sơ doanh nghiệp
Techcombank và tham vọng vốn hóa 20 tỷ USD
09:00' - 13/05/2021
Vốn hóa 20 tỷ USD là tham vọng không nhỏ với một ngân hàng tư nhân như Techcombank khi chưa từng có doanh nghiệp Việt nào đạt giá trị này. Tuy nhiên, khó không phải là không thể!
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Yếu tố nào hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phục hồi?
18:32' - 23/08/2024
Bất động sản phục hồi, vốn FDI chảy vào Việt Nam tăng cao và giải ngân đầu tư công là những yếu tố hỗ trợ ngành xây dựng.
-
Phân tích doanh nghiệp
Tồn kho bất động sản đang ở mức cao
13:39' - 21/08/2024
Hàng tồn kho bất động sản ở mức cao trong bối cảnh giá bán liên tục thiết lập mặt bằng mới.
-
Phân tích doanh nghiệp
Xuất khẩu tăng, nhưng lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản giảm
11:40' - 16/08/2024
Trong bối cảnh xuất khẩu tăng, giá xuất khẩu bình quân giảm, nhiều doanh nghiệp ngành thủy sản có hiệu quả kinh doanh kém khả quan, lợi nhuận giảm mạnh.