Vì sao giá bất động sản thế giới tăng vọt bất chấp đại dịch?
Nhật báo Le Figaro dẫn nhận định của giới kinh doanh bất động sản quốc tế cho rằng ở một số quốc gia, giá nhà ở đang tăng nhanh hơn đáng kể so với mức thu nhập hộ gia đình.
Xu hướng giá bất động sản tăngTrong những năm gần đây và đặc biệt từ năm 2020, giá bất động sản đã liên tục leo thang trên phạm vi toàn cầu do dòng tiền đổ vào lĩnh vực này tăng đột biến, trái ngược với những gì đã xảy ra sau cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng vào năm 2008. Một nghiên cứu thực hiện từ quý III/2021 của công ty tư vấn toàn cầu Global Sovereign Advisory (GSA) cho thấy mức tăng trung bình của bất động sản trong năm 2021 là 11%. Có hơn một chục quốc gia chứng kiến mức tăng trên 15%, thậm chí lên đến 25% ở Australia và 28% ở New Zealand.Theo quan sát của nhà kinh tế trưởng Julien Marcilly thuộc tập đoàn GSA, sự tăng giá bất động sản được thể hiện rõ nét hơn ở các nền kinh tế phát triển, thậm chí cao gấp đôi so với các nước mới nổi. Ở một số quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil, chỉ số bất động sản tăng theo mức độ lạm phát. Trung Quốc là một trường hợp đặc biệt trong nhóm các quốc gia mới nổi. Sự tăng giá của bất động sản ở nước được thúc đẩy bởi chính sách tiền tệ mở rộng và tình trạng cung không đủ cầu về cơ cấu nhà ở tại các thành phố lớn. Tuy nhiên mới đây, các biểu hiện về sự chuyển hướng ngược lại trên thị trường Trung Quốc đang khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lo ngại.Theo chuyên gia kinh tế Julien Marcilly, sở dĩ giá bất động sản ở các nước phát triển tăng vọt là do các nước này đưa ra những gói vay ưu đãi và điều kiện tín dụng rất thuận lợi để hấp dẫn người mua, dẫn đến cầu nhiều hơn cung. Trong khi đó, ở các nước mới nổi, các ngân hàng trung ương lại phản ứng mạnh hơn với lạm phát, bắt đầu tăng lãi suất vào đầu mùa xuân năm 2021 khiến thị trường nhà đất ít hấp dẫn hơn.Làn sóng tăng giá bất động sản còn được thúc đẩy bởi tín dụng giá rẻ, sự thèm muốn lợi nhuận của các nhà đầu tư, nguồn tiết kiệm dồi dào trong dân, mức độ già hóa dân số tăng nhanh và nguồn cung nhà ở không đủ đáp ứng nhu cầu, thêm vào đó là những biến động do đại dịch gây ra. Sự phát triển của mô hình làm việc từ xa đã tạo ra những nhu cầu mới. Mong muốn có một diện tích phù hợp hơn với nhiều cây xanh và không khí ít ô nhiễm hơn đã thúc đẩy người mua tìm đến các khu vực ven đô và các thị trấn vệ tinh để được hưởng thụ cuộc sống tốt hơn. “Tại Mỹ, nhu cầu gia tăng đã dẫn đến số lượng nhà để bán giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay”, theo ghi nhận từ GSA.Những “đô thị bong bóng”Hiện nay, các dấu hiệu của sự phát triển quá nóng ngày càng lộ rõ, với giá nhà được định giá cao hơn 20% ở nhiều quốc gia, trong đó có Canada, Mỹ và New Zealand. Ở châu Âu, các nước như Đức, Áo, Hà Lan và thậm chí cả Bồ Đào Nha cũng ghi nhận mức tăng đột biến của bất động sản. Ngược lại, giá nhà tại Italy và Tây Ban Nha lại bị định giá thấp hơn. Hai quốc gia này đã từng phải trả giá đắt cho sự bùng nổ của bong bóng bất động sản vào năm 2008, dẫn đến khủng hoảng nợ công.Trong đánh giá hàng năm về rủi ro bất động sản, được công bố vào mùa thu năm ngoái, ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Thụy Sỹ UBS đã chỉ ra 9 đô thị đang trong tình trạng bong bóng, trong đó hai thành phố của Đức là Frankfurt và Munich, được liệt kê trong số bốn thành phố đầu tiên.Ngoài ra còn có Toronto, Hong Kong (Trung Quốc), Zurich, Vancouver và cả Paris, mặc dù giá nhà ở thành phố này đã có sự điều chỉnh nhẹ 1% từ giữa năm 2020 đến giữa năm 2021. “Tóm lại, rủi ro bong bóng đã tăng lên trong năm qua, giống như rủi ro điều chỉnh giá” ngân hàng Thụy Sỹ cảnh báo. Mức dư nợ cho vay cầm cố đã tăng nhanh ở hầu hết mọi nơi trong những quý gần đây do các hộ gia đình buộc phải vay những khoản tiền lớn hơn. Tỷ lệ nợ trên thu nhập đã tăng lên.Ngân hàng Bundesbank gần đây đã bày tỏ lo ngại về sự tăng giá bất động sản ở Đức (ước tính được định giá cao hơn từ 15 đến 30%), cũng như tốc độ vay nợ tăng quá mức. Phó Chủ tịch ngân hàng Claudia Buch nói với Financial Times: “Chúng tôi cho rằng rủi ro tín dụng đang bị đánh giá thấp”. Các ngân hàng đã không đánh giá đầy đủ rủi ro vỡ nợ của người đi vay và khả năng tăng lãi suất.Việc hạ nhiệt, dần dần hay đột ngột, còn phải phụ thuộc vào động thái của các ngân hàng trung ương, mức độ thắt chặt tiền tệ và cả các biện pháp điều tiết. Một nghiên cứu được GSA trích dẫn ước tính rằng việc tăng lãi suất cho vay 1 điểm phần trăm sẽ làm giảm giá nhà từ 1,8% đến 2,8%./.- Từ khóa :
- giá bất động sản
- giá nhà ở
- thị trường nhà đất
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Nguyên nhân chính đằng sau "bong bóng" bất động sản ở Seoul
06:30' - 10/09/2021
Tình trạng giá bất động sản ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc tăng vọt có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề cơ cấu trong nền kinh tế của quốc gia Đông Á này.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao nhà đầu tư nước ngoài “đặt cược” vào thị trường bất động sản cho thuê Trung Quốc?
06:30' - 18/08/2021
Nhu cầu mua nhà ở Trung Quốc rất lớn, nhưng giá nhà đã tăng quá cao và vượt khả năng chi trả của nhiều người, do đó lĩnh vực nhà cho thuê sẽ phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Bong bóng bất động sản - mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế
05:30' - 06/07/2021
Mặc dù thế giới đang đón nhận sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, chính phủ các nước, giới đầu tư Phố Wall, cũng như các nhà kinh tế vẫn bày tỏ quan ngại về triển vọng sắp tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược “vượt rào cản” của ngành đóng tàu Trung Quốc
06:30'
Bất kể những “cơn gió ngược” gây tác động, vị thế dẫn đầu của ngành đóng tàu Trung Quốc trên thị trường toàn cầu và xu hướng phát triển bền vững của ngành này không dễ dàng bị “hạ gục”.
-
Phân tích - Dự báo
Có dễ "khoá van" nhiên liệu hoá thạch?
05:30'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông qua khoản tín dụng 4,7 tỷ USD từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Mỹ dành cho một dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới khổng lồ tại Mozambique.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài cuối: “Ngày Giải phóng”
06:30' - 01/04/2025
Quan chức Mỹ gợi ý họ sẽ dựa trên một số biện pháp để áp dụng thuế quan "có đi có lại", bao gồm thuế suất của các quốc gia khác, chính sách thuế và quản lý tiền tệ. Nhưng chưa có biện pháp rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài 1: Ngã ba đường
05:30' - 01/04/2025
Theo bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang gấp rút xác định các chi tiết cụ thể của chương trình thuế quan mới trước thời hạn ngày 2/4.
-
Phân tích - Dự báo
Những động lực lớn của mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Đông
06:30' - 31/03/2025
Tuần trước, Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, Jasem Al-Budaiwi đã thảo luận với Ủy viên của EU phụ trách Địa Trung Hải, Dubravka Suica, về một hội nghị an ninh năng lượng vùng Vịnh-châu Âu
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc: Các đảng phái thúc giục tòa án ra phán quyết về vụ luận tội tổng thống
05:30' - 31/03/2025
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã kết thúc phiên xét xử luận tội đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol ngày 25/2, song đã hơn một tháng trôi qua, tòa vẫn chưa ấn định được ngày công bố phán quyết cuối cùng.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Đức trong vòng xoáy cạnh tranh – Bài cuối: Cần thay đổi tư duy
06:30' - 30/03/2025
Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp Đức đã có nhiều cuộc tư vấn phân tích lý do vì sao nước này mất đi vị thế thống lĩnh và hướng đi tiếp theo cần thực hiện.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Đức trong vòng xoáy cạnh tranh – Bài 1: Sản lượng công nghiệp sụt giảm liên tiếp
05:30' - 30/03/2025
Đức từng là quốc gia dẫn đầu về sản xuất cao cấp. Nhưng trong 5 năm gần đây, quốc gia này đã chứng kiến sản lượng công nghiệp suy giảm liên tục, đe dọa tới 5,5 triệu việc làm và 20% GDP.
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà đầu tư thận trọng với thị trường Đông Nam Á
06:30' - 29/03/2025
Các nhà đầu tư đang phản ứng với mức độ bất ổn và rủi ro ngày càng tăng trong nền kinh tế toàn cầu và có xu hướng tạm dừng "rót vốn" vào khu vực Đông Nam Á năng động.