Vì sao nhà đầu tư nước ngoài “đặt cược” vào thị trường bất động sản cho thuê Trung Quốc?
Theo báo Liên hợp buổi sáng, các tổ chức đầu tư quốc tế bao gồm Blackstone và Warburg Pincus của Mỹ đang tăng cường đầu tư vào thị trường bất động sản cho thuê của Trung Quốc, với dự đoán các chính sách sắp tới của Trung Quốc sẽ có lợi cho lĩnh vực này.
Hãng tin Reuters dẫn lời Giám đốc phụ trách mảng bất động sản toàn cầu của công ty quản lý quỹ APG Asset Management N.V (Hà Lan), Graeme Torre cho rằng nhu cầu mua nhà ở Trung Quốc rất lớn, nhưng giá nhà đã tăng quá cao và vượt khả năng chi trả của nhiều người, do đó lĩnh vực nhà cho thuê sẽ phát triển.
APG Asset Management N.V hợp tác với công ty khai thác và phát triển bất động sản Mỹ Greystar để tiến vào thị trường cho thuê nhà của Trung Quốc. Dự kiến tập đoàn Hà Lan này sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ euro (1,17 tỷ USD) vào lĩnh vực nhà cho thuê của Trung Quốc trong 3-5 năm tới.
Theo ông Qiqi Zhang - Giám đốc điều hành của Warburg Pincus, công ty quản lý Quỹ đầu tư vào vốn cổ phần tư nhân hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ - căn hộ cho thuê dài hạn là giải pháp tốt nhất để giải quyết gánh nặng chi phí nhà ở tại các đô thị của Trung Quốc. Đây cũng là cơ hội đầu tư lớn tiếp theo ở Trung Quốc, giống như bất động sản kho vận (logistics) cách đây một thập niên, hay trung tâm dữ liệu cách đây 5 năm.
Trước năm 2017, có rất ít tổ chức đầu tư quan tâm đến thị trường nhà cho thuê của Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã ngăn chặn quyết liệt tình trạng dạy thêm, gây sức ép lên nhiều “gã khổng lồ” công nghệ để ngăn chặn tình trạng độc quyền, và hạn chế tình trạng giá bán nhà tăng quá nhanh. Dự đoán về những chính sách của Bắc Kinh nhằm tăng cường nguồn cung nhà cho thuê, lĩnh vực này đang thu hút nhiều sự quan tâm của các tổ chức đầu tư nước ngoài.
Trong số các biện pháp mà Trung Quốc đã triển khai để cải tạo thị trường nhà cho thuê, hai biện pháp khuyến khích gần đây được các nhà đầu tư đón nhận tích cực. Một là đợt giảm thuế quy mô lớn có hiệu lực vào tháng 10/2021 và hai là ra mắt thị trường ủy thác đầu tư bất động sản (REIT).
Bàng Thụ Đông, Giám đốc bộ phận đầu tư khu vực Trung Quốc của công ty tư vấn bất động sản Jones Lang LaSalle, cho rằng chính sách giảm thuế dự kiến sẽ giúp tỷ suất lợi nhuận của các nhà cho thuê bất động sản tăng 10%, cộng thêm việc thị trường REIT cung cấp cơ chế thoái vốn sẽ mang lại những hiệu quả ngay lập tức. Thị trường Trung Quốc có tiềm năng lớn, do đó các quỹ toàn cầu sẽ tăng cường đầu tư vào nước này.
Các tổ chức nước ngoài đã tham gia vào thị trường nhà cho thuê của Trung Quốc có thể kể đến như Quỹ đầu tư quốc gia GIC của Singapore và Hội đồng đầu tư quỹ hưu trí Canada (CPPIB).
Henry Chin, Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương thuộc công ty tư vấn bất động sản CBRE (Mỹ), nhấn mạnh giá trị các giao dịch trên thị trường nhà cho thuê của Trung Quốc sẽ không tăng lên 10 tỷ USD ngay lập tức, nhưng sẽ đạt mức tăng trưởng đáng kể trong trung hạn.
Greystar cho biết, do các chính sách của Chính phủ Trung Quốc (trong lĩnh vực nhà cho thuê) đã ngày càng rõ ràng, công ty sẽ tăng cường đầu tư ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Năm 2019, Greystar hợp tác với các tổ chức đầu tư toàn cầu như APG Asset Management N.V để thành lập quỹ đầu tư vào thị trường Trung Quốc trị giá 550 triệu USD. Greystar sở hữu một tòa nhà chung cư với 474 căn hộ cho thuê ở trung tâm Thượng Hải, ngoài ra còn có một tòa nhà khác đang trong quá trình xây dựng.
Theo số liệu ước tính của CBRE, số lượng người thuê nhà ở Trung Quốc sẽ vượt ngưỡng 240 triệu người vào năm 2022. Chỉ riêng tại Thượng Hải, thị trường căn hộ cho thuê phân khúc trung-cao cấp sẽ tạo ra doanh thu ít nhất 150 tỷ NDT (23 tỷ USD) mỗi năm.
Dòng vốn đầu tư đang chảy mạnh vào Trung Quốc và CBRE cho rằng, vốn đầu tư tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực nhà cho thuê đã tăng mạnh trong những năm qua.
Một số nhà khai thác và quản lý tòa nhà đã áp dụng mô hình nhượng quyền, tức là thuê căn hộ dài hạn từ chủ nhà rồi cho người khác thuê lại, nhưng lại rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát khiến người thuê nhà sụt giảm, trong khi các công ty không thể duy trì dòng vốn như trước. Đây cũng là lý do khiến nền tảng cho thuê căn hộ trực tuyến Danke Apartment - công ty từng được coi là một trong những startup triển vọng nhất Trung Quốc - sụp đổ.
Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc điều hành khu vực Trung Quốc của Greystar Mã Thiên Lý, đây không phải là vấn đề của thị trường nhà cho thuê, mà là vấn đề trong mô hình kinh doanh của một số công ty trong ngành này. Bên cạnh đó, hiện nay ngày càng nhiều nhà đầu tư áp dụng chiến lược mua và nắm giữ tài sản trong dài hạn bất kể biến động trên thị trường./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội của phương Tây trong cuộc đua đất hiếm với Trung Quốc
20:00' - 17/08/2021
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang ghi nhận tốc độ gia tăng tiềm lực tài chính mạnh mẽ nhờ vào nỗ lực mở cửa thị trường vốn và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (NDT).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc có thể vượt Mỹ về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo?
09:00' - 17/08/2021
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Trung Quốc đã vượt Mỹ về số lượng bài báo trong lĩnh vực khoa học tự nhiên được trích dẫn nhiều nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Sự trỗi dậy về tài chính của Trung Quốc chỉ là vấn đề sớm muộn
20:00' - 16/08/2021
Các cường quốc đều có một điểm chung đó là lợi thế về quy mô. Mặc dù việc sở hữu một thị trường rộng lớn không đảm bảo sự thống trị, song một quốc gia có quy mô chắc chắn được hưởng lợi.
-
Kinh tế & Xã hội
Thị trường việc làm Trung Quốc ổn định trong bảy tháng qua
16:17' - 16/08/2021
Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 16/8 cho biết, thị trường việc làm của nước này nhìn chung vẫn ổn định trong tháng 7/2021.
-
Kinh tế Thế giới
PBoC bơm hàng tỷ NDT vào hệ thống tài chính Trung Quốc
13:31' - 16/08/2021
PBoC cho biết, hoạt động cho vay nhằm “đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh khoản của các tổ chức tài chính" trong khi vẫn giữ các điều kiện cho vay ở mức hợp lý
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.