Vì sao Giáng sinh phải có cây thông?
Trong nhiều thập kỷ qua, cây thông là hình ảnh không thể thiếu trong mỗi mùa Giáng sinh ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao thông lại được chọn để trang trí trong dịp Giáng sinh?
Ở các nước phương Tây, Giáng sinh thường được coi là ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm, tương tự Tết Nguyên đán tại khu vực châu Á. Vào dịp này, những thành viên trong gia đình dù có đi xa mấy cũng luôn cố gắng về nhà thăm người thân.
Theo quan niệm của nhiều người phương Tây, màu xanh là màu tượng trưng cho sự vĩnh cửu, phồn vinh và ấm no. Những loại cây có màu xanh quanh năm thường mang ý nghĩa rất đặc biệt với con người.
Cây thông được chọn cho dịp Giáng sinh cũng là vì nó vẫn có thể xanh tốt vào mùa đông lạnh giá. Nhiều quốc gia còn tin rằng màu xanh chính là thứ bùa giúp xua đuổi tà ma và bệnh tật.
Truyền thuyết kể rằng, ngày xa xưa, vào một đêm Noel, một người tiều phu nghèo đang trên đường về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Dù rất nghèo khổ nhưng ông vẫn cho đứa trẻ một chút thức ăn và cho bé một đêm ngon giấc.
Sáng hôm sau, khi thức dậy, người tiều phu nhìn thấy một cây thông đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Lúc đó, ông mới biết đứa trẻ chính là Chúa cải trang và tặng ông cây thông để thưởng cho lòng tốt, sự nhân hậu của ông.
Theo một câu chuyện khác, vào thế kỷ thứ 8, thánh Boniface, một giáo sĩ người Anh, khi sang Đức truyền bá đạo Cơ đốc đã tặng thành phố Geismar một cây thông tượng trưng cho tình thương cũng như tín ngưỡng mới. Khi người Đức chấp nhận Cơ đốc giáo, họ chọn cây thông làm biểu tượng ngày Giáng sinh để tưởng nhớ thánh Boniface.
Nhiều người khác lại kể, trên đường hành hương tới Đức, thánh Boniface tình cờ bắt gặp một nhóm những người đang tập trung quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm.
Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với nhóm người đó rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.
Tuy vậy, phải tới thế kỷ thứ 16, phong tục trang trí cây thông Giáng sinh mới phổ biến ở Đức. Và nước Đức được coi là đất nước đầu tiên ở châu Âu có phong tục đặt cây thông trong ngày Giáng Sinh.
Vào giữa thế kỷ 19, cây thông Noel mới bắt đầu phổ biến ở Anh. Công lao thuộc về Hoàng tử Albert và Nữ hoàng Victoria. Năm 1841, đôi vợ chồng Hoàng gia này đã trang trí cây Giáng sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windson bằng nến cùng với rất nhiều kẹo, hoa quả.
Sau đó, nhiều gia đình giàu có ở Anh đã học theo. Cuối cùng, phong tục cây thông Noel không chỉ phổ biến ở Anh mà còn ở khắp các vùng thuộc địa của Anh và tới cả những vùng đất mới như Canada.
Cây thông Noel lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào những năm 1830 khi những người Đức nhập cư ở Pennsylvania thường mang cây Giáng sinh vào các buổi biểu diễn quyên góp cho nhà thờ. Ban đầu, hầu hết người Mỹ đều coi cây Giáng sinh là một điều kỳ cục.
Tuy nhiên, vào những năm 1890, nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Đức vào Mỹ và từ đó cây thông Noel trở nên phổ biến tại Canada và Mỹ.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Nhiều sản phẩm sẽ khó kiếm hơn trong mùa Giáng sinh này vì thiếu chip
07:05' - 14/12/2021
Ông Alan Priestley - nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Gartner – cho biết sự thiếu hụt chip chắc chắn sẽ tác động đến Giáng sinh năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu đối mặt với mùa Giáng sinh trầm lắng khi người dân thắt chặt chi tiêu
13:46' - 13/12/2021
Người dân châu Âu đang cảm thấy áp lực trước tình trạng thu nhập sụt giảm trong khi chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ và giá năng lượng ngày một tăng cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Bài học không cũ mùa Giáng sinh
09:59' - 12/12/2021
Khi chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là tới Giáng sinh, số ca mắc mới trên thế giới trong 7 ngày có xu hướng tăng trở lại, gần 4.233.000 ca.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: Giải pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí
15:45'
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã trở thành vấn đề đáng lo ngại trong nhiều năm qua, đặc biệt sau thông tin Thủ đô nhiều lần lọt top các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
-
Đời sống
NASA xác nhận năm 2024 là năm nóng nhất trong lịch sử
10:57'
Theo một phân tích do các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dẫn đầu, nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất trong năm 2024 ở mức cao nhất trong từ trước đến nay.
-
Đời sống
Tết Ất Tỵ 2025: Tuổi nào xông đất tốt?
09:36'
Theo quan niệm dân gian, người đầu tiên bước vào nhà trong ngày mùng 1 Tết sẽ ảnh hưởng đến vận khí và sự may mắn của gia chủ trong cả năm.
-
Đời sống
Sa Đéc khai mạc Lễ hội hoa xuân năm 2025
08:52'
Tối 14/1, tại Quảng trường thành phố Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp), UBND thành phố Sa Đéc tổ chức khai mạc Lễ hội hoa xuân năm 2025 với chủ đề: Sa Đéc - Nơi bốn mùa khoe sắc.
-
Đời sống
Bật mí bí quyết chống say hiệu quả ngày Tết
05:30'
Trong những ngày Tết sum vầy, mọi người thường khó tránh khỏi những lời mời rượu bia. Vì vậy, những “bí quyết” chống say rượu sau đây có thể sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính mình.
-
Đời sống
Bình Phước xử lý quả bom nặng 227kg còn sót lại sau chiến tranh
21:00' - 14/01/2025
Trước đó, trong lúc cho máy múc đào ao chứa nước tưới vườn cây, ông Nguyễn Lý Tưởng ở thôn 3, xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, phát hiện quả bom và đã báo chính quyền địa phương.
-
Đời sống
Thành phố Hồ Chí Minh bất ngờ xuất hiện mưa trái mùa
20:58' - 14/01/2025
Lượng mưa không lớn nên không gây ra ngập lụt nhưng khiến giao thông tại một số khu vực ùn tắc do nhiều người điều khiển phương tiện vội vã tìm đường tránh mưa.
-
Đời sống
Bình Dương trao hơn 10 tỷ đồng hỗ trợ người dân dịp Tết Ất Tỵ 2025
16:25' - 14/01/2025
Ngày 14/1, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức chương trình "Tết Nhân ái" - Xuân Ất Tỵ 2025, Lễ hội Xuân Hồng và trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn năm học 2024 - 2025.
-
Đời sống
Đồng Tháp tri ân tiền nhân và tôn vinh người trồng hoa, kiểng Sa Đéc
14:11' - 14/01/2025
Sáng 14/1, UBND thành phố Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) tổ chức Lễ tri ân tiền nhân và tôn vinh người trồng hoa, kiểng năm 2025.