Vì sao Mỹ không thể là “vị cứu tinh” cho khủng hoảng năng lượng châu Âu?
Nhu cầu của châu Âu đã thúc đẩy ngành công nghiệp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ phát triển mạnh mẽ, nhưng công suất của nước này quá thấp và khí hậu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhu cầu đối với LNG của châu Âu đang tăng lên mức chưa từng có, trong bối cảnh lục địa này đang dần độc lập khỏi nguồn năng lượng của Nga sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra.Tuy là nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới, nhưng Mỹ lại đang “bó tay” trước nhu cầu của “lục địa già”. Ngoài yếu tố công suất thấp, các giới hạn về chính trị, kinh tế và kỹ thuật đã cản trở nước này trở thành “vị cứu tinh” toàn diện. Mặc dù, ngành công nghiệp LNG đang phát triển bùng nổ, song tình trạng thiếu năng lực xuất khẩu đang làm tắc nghẽn nguồn cung sang châu Âu và các nước khác trên thế giới.Trong khi đó, một số tổ chức khí hậu cho rằng sự phát triển bùng nổ của LNG là giải pháp không thích hợp để giải quyết khủng hoảng năng lượng. Tổ chức phi lợi nhuận Texas Campaign for the Environment khẳng định: “Đây là một giải pháp đầy rủi ro đối với nhu cầu năng lượng cũng như chính sách khí hậu của chúng ta”.* Khủng hoảng năng lượng ở châu ÂuGiá khí đốt tự nhiên tăng vọt đã tác động đến châu Âu sau khi lục địa này tìm cách giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.Cao điểm, giá năng lượng đã tăng 25% trong tuần trước thời điểm Nga thông báo giảm nguồn cung khí đốt qua đường ống “Nord Stream 1” (Dòng chảy phương Bắc 1) đến Đức xuống còn 20% công suất. Hiện các quốc gia châu Âu đang vật lộn để dự trữ đủ lượng khí đốt cho mùa Đông tới.Nhiều nước lo ngại rằng phải thực hiện việc phân bổ khí đốt cho cả các hộ gia đình và doanh nghiệp. Nguy cơ khủng hoảng năng lượng có thể gây ra suy thoái do châu lục này phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên để sưởi ấm và sản xuất.* Mỹ khó “giải cứu” khủng hoảng năng lượng châu Âu
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), để đáp ứng nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu, Mỹ đã tăng cường vị thế là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2022. Với xuất khẩu trung bình hàng ngày của nước này tăng 12% trong 6 tháng qua lên gần 3,8 tỷ m3/ngày.Hiện Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã vượt châu Á, trở thành nhà nhập khẩu LNG hàng đầu của Mỹ, chiếm 71% và đang phải trả một khoản tiền lớn cho LNG. Một số nhà sản xuất thậm chí đã phá vỡ hợp đồng với các nước đang phát triển để chuyển hướng cung cấp nhiên liệu sang châu Âu nhằm thu về lợi nhuận cao hơn bất chấp các khoản phạt.Theo ông Eugene Kim, Giám đốc nghiên cứu chính sách khí đốt của châu Mỹ thuộc Wood Mackenzie, Mỹ đã nổi lên như một trong những nhà cung cấp LNG an toàn duy nhất cho châu Âu.Tuy nhiên, vấn đề năng lực đang hạn chế khả năng đóng vai trò “siêu anh hùng” của Mỹ. Trong bối cảnh tăng đáng kể công suất khai thác sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tháng Ba vừa rồi cam kết sẽ xuất khẩu LNG nhiều hơn sang châu Âu, phần lớn châu Âu thiếu cơ sở hạ tầng để nhập khẩu đầy đủ ngay cả khi Mỹ có thể xuất khẩu nhiều LNG hơn do trước đó “lục địa già” phụ thuộc vào đường ống khí đốt từ Nga.Chưa kể, trong ngắn hạn, xuất khẩu LNG của Mỹ dự kiến sẽ giảm đáng kể do một trong những nhà máy lớn nhất của Mỹ sản xuất LNG gặp sự cố vào tháng Sáu ở bờ Vịnh Texas.Theo nhà phân tích Eugene Kim, năng lực sản xuất LNG của Mỹ hiện phần lớn bị ràng buộc trong các hợp đồng dài hạn với các nước ngoài châu Âu và việc đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp theo sẽ chưa thể thực hiện cho đến năm 2024 hoặc muộn hơn. Ngay cả khi đó, Mỹ vẫn không đủ năng lực để cung cấp nhiên liệu cho châu Âu.Ngoài những hạn chế về năng lực khai thác LNG, các nhóm người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ đang phải chịu mức giá cao hơn do xuất khẩu LNG của nước này tăng mạnh.Trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, Giám đốc điều hành tập đoàn Industrial Energy Consumers of America, Paul Cicio khẳng định: “Người tiêu dùng Mỹ, nền kinh tế Mỹ, an ninh quốc gia Mỹ có thể gặp rủi ro nếu chúng ta không duy trì một lượng dự trữ”.* Khó khăn trong khai thác LNGViệc mở rộng năng lực khai thác LNG của Mỹ cũng vấp phải sự phản đối từ các nhà hoạt động môi trường trong nước và quốc tế.Các tổ chức môi trường cho rằng việc mở rộng cơ sở hạ tầng LNG cần thiết để tăng xuất khẩu đồng nghĩa với việc thay đổi các mục tiêu hiện tại nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.Các tổ chức môi trường chỉ ra rằng LNG chiếm 1/3 lượng khí thải carbon của Mỹ, bao gồm gần 1/2 lượng khí thải metan. Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã cho rằng metan là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng khí hậu.Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu, quá trình khai thác và hóa lỏng khí tự nhiên có thể cực kỳ nguy hiểm và gây ô nhiễm. Ngoài metan, quá trình khai thác LNG có thể giải phóng các chất gây ung thư và các chất hóa học có hại khác./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức lung lay giữa khủng hoảng năng lượng và lạm phát
16:02' - 29/07/2022
Số liệu tăng trưởng quý II/2022 của Đức, công bố ngày 29/7, dự kiến sẽ khá khiêm tốn trong bối cảnh triển vọng nền kinh tế lớn nhất châu Âu bị che mờ bởi căng thẳng Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Sri Lanka giảm giá xăng và dầu diesel trong lúc khủng hoảng năng lượng
21:06' - 18/07/2022
Tập đoàn Xăng dầu quốc gia Ceylon (CPC) của Sri Lanka và chi nhánh Tập đoàn dầu mỏ Ấn Độ tại Sri Lanka (LIOC) đã thông báo giảm giá bán lẻ nhiên liệu từ đêm 17/7.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng chuyển dịch của cải trong cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu
06:30' - 30/06/2022
Hoạt động ngoại thương của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang chìm trong sắc đỏ, do cuộc khủng hoảng năng lượng khiến tình trạng thâm hụt thương mại liên tục tăng trong một năm trở lại đây.
-
Thị trường
Thiếu hụt nhiệt điện than - nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng năng lượng ở Australia
08:00' - 17/06/2022
Tình trạng thiếu hụt nguồn phát nhiệt điện than là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay ở Australia.
-
Phân tích - Dự báo
Lời giải cho cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu
05:30' - 16/06/2022
Các ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Turkmenistan có cuộc họp tại thủ đô Ankara về vấn đề năng lượng, đặc biệt là tiềm năng của dự án xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí đốt xuyên Biển Caspi.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30'
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30'
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30' - 25/04/2025
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30' - 25/04/2025
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.