Vì sao tăng trưởng tín dụng ở Tp.Hồ Chí Minh lại thấp hơn cả nước?
Thế nhưng trong năm 2020, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn thành phố lại thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân của cả nước.
*Tín dụng chỉ tăng 9% Theo Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2020, do cầu tín dụng suy yếu bởi tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 nên tín dụng cả nước tăng thấp hơn các năm trước.Đến ngày 31/12/2020, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt gần 9,2 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 12,13% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 13,65%).
Tăng trưởng tín dụng ở Tp.Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài xu hướng này.Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sức hấp thụ vốn của các doanh nghiệp và kinh tế thành phố năm 2020 trở nên thấp hơn nhiều so với những năm trước.
Nhờ việc kiểm soát tốt dịch COVID-19, kinh tế có dấu hiệu phục hồi, tín dụng trên địa bàn theo đó cũng được cải thiện phần nào trong những tháng cuối năm.
Tính đến cuối năm 2020, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đạt khoảng 2,4 triệu tỷ đồng (chiếm gần 27% dư nợ tín dụng cả nước), song chỉ tăng 9% so với cuối năm 2019, thấp hơn so với mức tăng 12,13% bình quân cả nước. Trong mối tương quan kinh tế, tăng trưởng tín dụng là một trong những chỉ báo quan trọng gắn liền với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nhất là khi vốn cho đầu tư kinh doanh ở Việt Nam vốn dĩ phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng.Do đó, trong bối cảnh tăng trưởng tổng sản phẩm của thành phố (GRDP) năm 2020 chỉ tăng 1,39% so với năm 2019, bằng một nửa mức tăng GDP cả nước (2,91%) thì con số tăng trưởng tín dụng của Tp.Hồ Chí Minh trong năm 2020 được xem là tương đối phù hợp.
Tuy vậy, đánh giá hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng thành phố trong năm 2020, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn điểm hạn chế trong chuyện tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch.Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến tín dụng trên địa bàn khó tăng cao.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, ngay khi dịch COVID-19 bùng phát, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã có động thái giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng, kể cả việc thực hiện tốt Thông tư 01 như cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi tiền vay, miễn phí dịch vụ… Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, nhất là đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ vốn chiếm tỷ trọng lớn trên địa bàn lại không chứng minh được có phương án kinh doanh khả thi, minh bạch dòng tiền… nên không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Mặc dù tăng trưởng tín dụng trên địa bàn thành phố trong năm 2020 thấp hơn so với mức tăng bình quân cả nước, song có thể nói ngành ngân hàng thành phố đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn của doanh nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt, ngành ngân hàng đã đảm bảo cung ứng đủ nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ hàng hóa trong dịp Tết, góp phần ổn định thị trường hàng hóa trong những ngày tháng cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh khẳng định. *Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong tiếp cận vốn của doanh nghiệp Tại các hội nghị, hội thảo liên quan đến việc kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề đều phản ảnh tình trạng nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.Thực tế đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này mới được đặt ra, mà đã tồn tại nhiều năm.
Phần lớn các ngân hàng cho vay thường mong muốn doanh nghiệp có tài sản đảm bảo để tránh rủi ro nợ xấu.Song đa số các doanh nghiệp lại không thỏa mãn được yêu cầu này, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang làm “đứt gãy” chuỗi cung ứng toàn cầu, “ăn mòn” dòng tiền doanh nghiệp.
Để tăng cường việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết, ngay từ đầu năm 2021, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch phối hợp với Sở Công Thương và Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố đẩy mạnh chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng. Trong đó, tập trung vào các giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân có nhu cầu vay vốn không có tài sản thế chấp nhưng có phương án kinh doanh khả thi sẽ được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.Đồng thời, mở rộng chương trình ra khắp các quận, huyện trên địa bàn và tất cả các thành phần kinh tế đang gặp khó khăn do dịch bệnh (kể cả bà con tiểu thương).
Nếu thực hiện tốt giải pháp này, dòng vốn tín dụng trên địa bàn có thể sẽ được khơi thông tốt hơn trong năm 2021.
Liên quan đến bài toán tài sản thế chấp ở các khoản vay, hiện các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố cũng đã đưa ra nhiều giải pháp; trong đó, giải pháp doanh nghiệp cho ngân hàng quản lý dòng tiền được đánh giá là tốt nhất, phù hợp với các doanh nghiệp có phương án khả thi nhưng không có tài sản thế chấp. Đơn cử như tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc ngân hàng này cho biết, dù “khẩu vị” cho vay của ngân hàng là tài sản đảm bảo, song vẫn có bộ phận doanh nghiệp được vay tín chấp.Phần lớn đó là những doanh nghiệp uy tín, có lịch sử giao dịch tại ngân hàng và có sự minh bạch trong quản lý dòng tiền, tài chính.
Chỉ khi ngân hàng quản lý được dòng tiền, quản lý được nguồn thu của doanh nghiệp thì mới có cơ sở để thu hồi nợ, tránh rủi ro nợ xấu có thể xảy ra.
Tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng trong 2021 diễn ra ở Tp.Hồ Chí Minh mới đây, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, hiện Việt Nam kiểm soát dịch COVID-19 tốt nhưng nhiều nước trên thế giới tình hình dịch vẫn còn đang diễn biến rất phức tạp.Khó khăn trong giao thương theo đó còn ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp. Do vậy, việc hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn do COVID-19 cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành ngân hàng trong năm 2021.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc lấy ý kiến góp ý cho dự thảo sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 và dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong tuần tới. Theo đó, Thông tư 01/2020/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 (Thông tư 01).Thông tư này được sửa đổi theo hướng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vay vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể phục hồi nhanh chóng.
Đồng thời cũng điều chỉnh cho phù hợp với sự an toàn và lành mạnh của các tổ chức tín dụng và nền tài chính quốc gia trong ngắn hạn và trung hạn.
Ngoài ra, trong năm 2021, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện quyết liệt và đúng lộ trình đề án tái cơ cấu đã đề ra.Điều này sẽ giúp thanh khoản của các ngân hàng trở nên tốt hơn, từ đó có thêm dư địa giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển nền kinh tế…./.
- Từ khóa :
- tín dụng
- ngân hàng nha nước
- covid 19
- vốn vay ngân hàng
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Tăng trưởng tín dụng năm 2021 sẽ vượt mục tiêu?
14:19' - 10/01/2021
Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng khoảng 12% nhưng các chuyên gia kinh tế kỳ vọng mức tăng trưởng này sẽ khả quan hơn với con số 12%.
-
Ngân hàng
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2021 là bao nhiêu?
19:36' - 07/01/2021
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trên cơ sở tính toán và cân đối, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 là 12%, gần tương đương với kết quả tăng trưởng tín dụng của năm 2020.
-
Ngân hàng
SSI: Tăng trưởng tín dụng có thể đạt 13 - 14% trong năm 2021
18:18' - 06/01/2021
Tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 có thể đạt 13 - 14% nhờ những tín hiệu phục hồi kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
20:15'
Ngày 22/11, bitcoin tiếp tục lập đỉnh mới, vượt mức hơn 99.000 USD trước khi giảm nhẹ xuống còn khoảng 98.500 USD, tăng 0,5% trong ngày.
-
Tài chính
Thâm hụt chi tiêu công của Chính phủ Anh cao thứ ba trong lịch sử
07:30'
Riêng trong tháng 10/2024, thâm hụt chi tiêu công của Anh là 17,4 tỷ bảng, cao hơn mức dự báo 12,3 tỷ bảng của các nhà kinh tế, tăng 1,6 tỷ bảng so với cùng thời điểm của năm ngoái.
-
Tài chính
Bitcoin phá ngưỡng 97.000 USD
15:27' - 21/11/2024
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 97.000 USD trong bối cảnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang nỗ lực củng cố ảnh hưởng với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Kiểm soát chi thúc đẩy giải ngân vốn đầu công
15:04' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Nam Định yêu cầu kiểm soát chi tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung kiểm soát, thanh toán kịp thời với các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm của tỉnh
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục phi mã, lần đầu vượt mốc 95.000 USD
10:11' - 21/11/2024
Ngày 21/11, giá Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục mới, lần đầu tiên vượt mốc 95.000 USD, được thúc đẩy bởi kỳ vọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng quy định đối với tiền kỹ thuật số.
-
Tài chính
Khó thu hồi nợ thuế đối với doanh nghiệp chây ỳ
09:14' - 21/11/2024
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh cho biết, đến hết tháng 9/2024 tổng số tiền thuế nợ tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trên 536,7 tỷ đồng, giảm 39,8 tỷ đồng so với thời điểm tháng 8/2024.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thuế suất cao khiến thừa kế bất động sản trở thành gánh nặng
12:06' - 20/11/2024
Theo số liệu do Tổng cục Thuế Hàn Quốc công bố ngày 19/11, trong năm 2023, có 10.712 trường hợp người thừa kế bị đánh thuế có tuổi trên 80 tuổi, chiếm 53,7% tổng số trường hợp thừa kế trong cả nước.
-
Tài chính
Bitcoin lập đỉnh mới
10:31' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Bitcoin đã lập đỉnh mới, vượt ngưỡng 94.000 USD khi có thông tin cho biết công ty truyền thông của ông Trump đang thương lượng mua công ty giao dịch tiền điện tử Bakkt.
-
Tài chính
Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành kho bạc
16:23' - 19/11/2024
Kho bạc Nhà nước Phú Thọ cho biết đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hoá các quy trình, hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; gia tăng tiện ích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân giao dịch với kho bạc.