Vì sao vị thế "công xưởng thế giới" vẫn sẽ do Trung Quốc nắm giữ?
Các tranh luận về năng lực sản xuất của Trung Quốc đều có ý kiến chung rằng các nhà sản xuất Trung Quốc đang mất đi khả năng cạnh tranh tương đối.
Chi phí lao động cao hơn, mâu thuẫn thương mại gay gắt, căng thẳng địa chính trị gia tăng và việc Chính phủ nước này theo đuổi chính sách phòng dịch nghiêm ngặt "Không COVID" (Zero COVID) trong nước đang khuyến khích các nhà xuất khẩu rời khỏi Trung Quốc.
Có chuyên gia thậm chí lập luận rằng thời kỳ đỉnh cao sản xuất của Trung Quốc đã đi qua và vị thế công xưởng hàng đầu thế giới sẽ bị các nước khác trong khu vực thay thế. Nói rộng ra, điều này sẽ tác động đáng kể đến quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc và các cân bằng địa chính trị đang phát triển của khu vực.Theo nhận định của ông William Bratton, nguyên trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng HSBC, thực tế là có rất ít dữ liệu để hỗ trợ lập luận trên.Mặc dù có rất nhiều thông tin đã được đưa ra về việc các công ty dự định chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng số liệu cho thấy những động thái đó không ở quy mô đủ lớn để đảo ngược đà mở rộng của các cơ sở sản xuất trong nước cũng như khả năng cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc.
Bằng chứng rõ ràng nhất chính là các số liệu thương mại. Hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc vẫn mạnh mẽ bất chấp các biện pháp phong tỏa liên quan đến dịch COVID-19. Hơn nữa, những số liệu mới nhất từ Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc đã trở nên cạnh tranh hơn trong những năm gần đây.Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa chế tạo tại Trung Quốc đang tăng nhanh hơn đáng kể so với xuất khẩu của Đức, Mỹ, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.Kết quả là tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của Trung Quốc trên toàn cầu tính theo giá trị đã tăng lên mức cao mới là 21% vào năm ngoái, so với chỉ 17% vào năm 2017. Nước này hiện là nhà cung cấp quốc tế quan trọng hơn Đức, Mỹ và Nhật Bản cộng lại.
Bên cạnh đó, trái ngược với quan điểm cho rằng các chuỗi cung ứng đang giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc, những năm gần đây các nhà sản xuất Trung Quốc đã củng cố vị thế thống trị trong nhiều lĩnh vực.Đáng chú ý, nước này có thể đồng thời giành được thị phần xuất khẩu cao trong cả các ngành công nghệ thấp và công nghệ cao, bao gồm cả những ngành như sản phẩm da, xe kéo và dụng cụ quang học.
Thực tế này phản ánh khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Trung Quốc - vốn đang ngày càng chiếm ưu thế trong bức tranh sản xuất của khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Nước này chiếm gần 1/2 xuất khẩu các mặt hàng chế tạo của khu vực trong năm 2021, so với chưa đầy 1/3 của 15 năm trước.
Năng lực cạnh tranh đáng nể của Trung Quốc được xây dựng nhờ sự tương tác phức tạp và hỗ trợ lẫn nhau của nhiều yếu tố trong một nền sản xuất quy mô lớn và cá biệt của riêng nước này. Những điều đó cho phép Trung Quốc thúc đẩy cạnh tranh trong nước, đổi mới và chuyên môn hóa cao hơn so với các nước láng giềng.Kết quả là hiệu quả sản xuất được nâng lên trong khi chi phí thì giảm đi - những bài học và kinh nghiệm mà các đối thủ trong khu vực muốn áp dụng nhưng rất khó. Những lợi ích về quy mô này lại được mở rộng nhờ các chính sách phát triển công nghiệp có quy mô và tham vọng chưa từng có.
Vì vậy, lợi thế sản xuất của Trung Quốc nên được nhìn nhận một cách tổng thể, chứ không nên đưa ra kết luận dựa trên xu hướng của bất kỳ yếu tố cụ thể nào. Chẳng hạn, mức lương tăng nhanh của nước này thu hút nhiều sự chú ý.Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng điều này báo hiệu sự mất khả năng cạnh tranh trong các ngành sử dụng nhiều lao động.
Điều đó thực chất phản ánh những cải thiện trong năng suất và sự chuyển dịch cơ cấu sang các lĩnh vực công nghệ cao hơn. Hơn nữa, số liệu trung bình của cả nước không thể phản ánh sự đa dạng trong cơ cấu lực lượng lao động Trung Quốc, với một bộ phận đáng kể vẫn đang có mức lương tương đối thấp.
Các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn đang giành được thị phần xuất khẩu trong các ngành công nghệ thấp và thâm dụng lao động, bao gồm cả dệt may. Nói cách khác, những lợi thế trước đây của "công xưởng thế giới” này là rất lớn và áp đảo đến mức chi phí lao động cao hơn không có tác động đáng kể đến khả năng cạnh tranh của Trung Quốc.Do đó, đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy những nền tảng tạo ra khả năng cạnh tranh của Trung Quốc đang bị “lung lay” hay thậm chí sụp đổ. Thay vào đó, các ngành công nghiệp sản xuất của châu Á vẫn tiếp tục tập trung ở Trung Quốc, và nước này vẫn duy trì vị thế là trung tâm của hệ thống kinh tế khu vực.Đây là thách thức đối với phần còn lại của khu vực. Sẽ có rất ít quốc gia có thể tái tạo mô hình thành công hoặc tiệm cận với những lợi thế tự nhiên của Trung Quốc. Và điều này sẽ có những hậu quả kinh tế và địa chính trị sâu sắc.Trước sự thống trị của các sản phẩm Trung Quốc có tính cạnh tranh cao, các nền kinh tế mới nổi sẽ phải vật lộn để phát triển các lĩnh vực sản xuất chiến lược để đạt được và duy trì tăng trưởng dựa trên năng suất trong dài hạn.Ngay cả những quốc gia tiên tiến cũng không tránh khỏi áp lực do Trung Quốc tạo ra. Việc các nhà sản xuất Nhật Bản và Hàn Quốc mất vị trí dẫn đầu trên thị trường đóng tàu và thiết bị viễn thông toàn cầu cho thấy Trung Quốc có thể tham gia và giành chiến thắng trên các sân chơi mà những quốc gia tiên tiến đang nắm vai trò thống trị.
Vì vậy, sẽ là không thực tế khi cho rằng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong các lĩnh vực sản xuất đang suy yếu. Các động lực tự nhiên thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của nước này hiện nay vừa quy mô lớn vừa khó thay đổi, đến mức phần còn lại của châu Á dường như đang tham gia vào một cuộc chiến thương mại không công bằng khi Trung Quốc chiếm ưu thế lớn hơn nhiều.Đây cũng là lý do khiến những nỗ lực để thu hẹp sự phụ thuộc vào Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Điều này thể hiện qua việc các biện pháp đa dạng hóa hàng nhập khẩu gần đây, để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đã bị hạn chế do thiếu các nhà cung cấp thay thế đáng tin cậy.Điều đáng chú ý là Australia và Ấn Độ, những quốc gia được coi là đối thủ trong khu vực của Trung Quốc, đã gia tăng (chứ không giảm) sự phụ thuộc của họ vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc trong ba năm qua.
Vị thế “công xưởng thế giới” có thể không được Trung Quốc gây dựng nên như một công cụ địa chính trị có chủ đích. Tuy nhiên, cũng giống như cách mà Mỹ có thể sử dụng vai trò lãnh đạo công nghiệp sau Chiến tranh Thế giới thứ hai để thúc đẩy lợi ích của mình, sự phụ thuộc của các nước khác vào hàng hóa “Made in China” (Sản xuất tại Trung Quốc) mang lại cho Trung Quốc quyền lực và ảnh hưởng không nhỏ ở châu Á.Do đó, bất chấp những dự báo về "ngày tàn" của "người khổng lồ" sản xuất châu Á, Trung Quốc vẫn đang thể hiện vai trò dẫn đầu trong nền kinh tế khu vực châu Á nhờ các ngành công nghiệp năng động và siêu cạnh tranh./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn thép quốc doanh lớn nhất Trung Quốc đầu tư vào Australia
10:33' - 14/09/2022
Nhà sản xuất thép quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc Baowu Resources sẽ đầu tư hơn 1 tỷ AUD (700 triệu USD) vào một mỏ quặng sắt mới của Australia.
-
Thị trường
Trung Quốc tiếp tục mở kho dự trữ để bình ổn giá thịt lợn
20:03' - 13/09/2022
Đây là lần thứ hai trong năm nay Trung Quốc quyết định “mở” kho dự trữ thịt lợn trong bối cảnh giá thịt lợn, thức ăn thiết yếu của người dân Trung Quốc, trong tháng 8/2022 đã tăng 0,4%.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh việc thực thi chính sách để ổn định nền kinh tế
12:14' - 13/09/2022
Tân Hoa Xã ngày 12/9 đưa tin Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực triển khai các biện pháp chính sách nhằm ổn định tăng trưởng kinh tế, việc làm và giá cả.
-
Thị trường
Mỹ sẽ mở rộng danh sách hạn chế xuất khẩu chip cho Trung Quốc
10:28' - 12/09/2022
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tháng 10 tới sẽ mở rộng danh sách hạn chế bán cho Trung Quốc các thiết bị bán dẫn dùng cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và những công cụ chế tạo chip.
-
Kinh tế Thế giới
Các chuyên gia kinh tế nhận định về khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ
09:05' - 11/09/2022
Thời gian gần đây, một số chuyên trang kinh tế hàng đầu như The Economist, Bloomberg, Wall Street Journal đều có đăng các bài viết ít lạc quan về khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khi “tín đồ” xa xỉ phẩm Trung Quốc không còn chuộng thương hiệu ngoại
06:30' - 10/09/2022
Trung Quốc - thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn này đã có sự thay đổi rõ rệt khi xu hướng mua sắm hàng hiệu ở nước ngoài chuyển dần sang xu hướng "người Trung Quốc dùng hàng Trung Quốc".
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.