Vị thế mới của nông lâm thủy sản Việt trên bản đồ thế giới
Kỷ nguyên mới này, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam vẫn là nền tảng, động lực để đất nước phát triển. Cùng đó, xuất khẩu tiếp tục mở rộng và nông lâm thủy sản Việt Nam kỳ vọng sẽ khẳng định được vị thế mới trên bản đồ thế giới.
Dẫn đầu tăng trưởng trong nhóm hàng nông sản là xuất khẩu cà phê tăng 56,9%, hồ tiêu tăng 53,3%, cao su tăng 24,6%, gạo tăng 10,6%. Có 11 mặt hàng tiếp tục duy trì giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD; có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ 16,1 tỷ USD, rau quả 7,2 tỷ USD, gạo gần 5,8 tỷ USD, cà phê gần 5,5 tỷ USD, hạt điều 4,3 tỷ USD, tôm 3,8 tỷ USD, cao su ước 3,2 tỷ USD).
Riêng về lúa gạo, Việt Nam đã đạt kỷ lục cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu, khoảng 9 triệu tấn với 5,7 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn. Ông Đỗ Hà Nam chia sẻ, Việt Nam đang tạo dựng ngành hàng lúa gạo với hướng đi khác biệt là tập trung vào gạo thơm, gạo chất lượng cao, giảm dần gạo cấp thấp.
Cũng nhờ đó trong nước, thị trường lúa gạo luôn ở mức cao, nông dân có lãi tốt. Nông dân Trần Văn Ny, ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp vui mừng cho biết: Gia đình ông có 8 ha sản xuất lúa chất lượng cao. Vụ Đông Xuân là vụ có sản lượng, chất lượng gạo tốt nhất nên mỗi hecta ông thu lãi 70 triệu đồng. Việt Nam hiện đang tiến tới sản xuất lúa gạo giảm phát thải với Đề án Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang được triển khai mạnh mẽ. Khi đó, gạo Việt Nam không chỉ được có chất lượng, giá trị cao mà còn có nhãn sản xuất xanh đó là minh chứng góp phần cùng cam kết giảm phát thải của Việt Nam. Nhờ hàng loạt thị trường được mở cửa, như bưởi sang Hàn Quốc, chanh leo sang Australia và đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư mới đưa nhiều loại trái cây sang Trung Quốc như: sầu riêng đông lạnh, dừa tươi… đã tạo động lực giúp xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng trưởng vượt bậc. Dự báo cả năm, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ đạt 7,2 tỷ USD, tăng hơn 28% so với 2023; trong số đó, sầu riêng có thể đạt kỷ lục 3,5 tỷ USD. Đây sẽ là cột mốc mới cho ngành rau quả và sầu riêng vẫn đóng vai trò chủ lực.Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức do biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh, ngành nông nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện. Đặc biệt, xuất khẩu nông lâm thủy sản là một điểm sáng, đánh dấu những cột mốc quan trọng của ngành nông nghiệp khi bước vào kỷ nguyên mới. Giá trị xuất siêu của ngành nông nghiệp thường chiếm 65 - 72% xuất siêu toàn nền kinh tế.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, sự chuyển mình của ngành nông nghiệp là kết quả của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp bền bỉ và thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ. Việc khắc phục hạn mặn, khôi phục nhanh chóng sau thiên thai, phát triển vùng nguyên liệu gắn kết với chế biến và mở rộng thị trường xuất khẩu đã tạo động lực cho ngành phát triển bền vững. Bên cạnh đó, việc ký kết các nghị định thư, cam kết mở cửa thị trường tạo nền tảng vững chắc, giúp thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đột phá. Đặc biệt, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với một số mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam. Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các mặt hàng: rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn, cao su của Việt Nam. Trung Quốc cũng là thị trường nhập siêu nông sản; trong đó, có thủy sản, trái cây, sản phẩm sữa là những sản phẩm Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn. Theo ông Nông Đức Lai, Tham tán thương mại Việt Nam tại thị trường Trung Quốc, xu hướng tiêu dùng của thị trường này, nhất là người tiêu dùng ở đô thị đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe, chất lượng cao và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu cần tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc và chú trọng xây dựng thương hiệu. Cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý, giám sát chất lượng hàng xuất khẩu để khẳng định uy tín, thương hiệu nông sản Việt. Với thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản lớn thứ 3 thế giới là EU, ông Trần Văn Công, Tham tán nông nghiệp Việt Nam tại thị trường EU nhấn mạnh: Thị trường này liên tục thay đổi quy định mức dư lượng tối đa (MRL) thuốc bảo vệ thực vật trên các loại nông sản, thực phẩm xu hướng ngày càng nghiêm ngặt hơn. EU gia tăng các biện pháp kiểm soát bổ sung đối với một số nông sản, thực phẩm có nguồn gốc từ bên ngoài EU. Việt Nam đang có một số nông sản, thực phẩm vào EU bị kiểm soát chặt như: thanh long, đậu bắp, ớt và sầu riêng sầu riêng. Để gia tăng xuất khẩu nông sản sang thị trường này, ông Trần Văn Công cho rằng, cần tăng cường các biện pháp kiểm tra và xử lý tháo gỡ các mặt hàng đang trong danh mục tăng tần suất kiểm tra. Các bên cùng phát triển các vùng nguyên liệu đạt chuẩn xuất khẩu sang EU. Không chỉ tăng tốc xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: Việt Nam đang mở cửa ở những thị trường mới, đặc biệt thị trường Halal ở Trung Đông. Đây cũng chính là thị trường mở ra cơ hội, thời cơ mới cho nông thủy sản Việt Nam. Ngành nông nghiệp xác định sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa sản phẩm nông thủy sản vào thị trường Halal.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dấu ấn mới trong xuất khẩu rau quả Việt Nam
16:50' - 20/12/2024
Thành quả mở cửa thị trường cùng nỗ lực sản xuất, chế biến đã giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam không ngừng tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 và đạt 7,2 tỷ USD năm nay.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu nông sản lập nhiều kỷ lục mới
13:01' - 19/12/2024
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt mức cao kỷ lục 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2023, xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 18,6 tỷ USD, tăng 53,1%.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu lấy đà cho tăng trưởng 6% năm 2025
11:31' - 19/12/2024
Bức tranh xuất khẩu năm 2025 dự báo xu hướng của thế giới sẽ theo chiều hướng tích cực hơn, nhu cầu hàng hoá sẽ tiếp tục đi lên, tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu mạnh đến các thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh Hóa phấn đấu là cực tăng trưởng của cả nước
13:27'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo tuyệt đối an toàn về điện dịp Tết
21:56' - 25/01/2025
Sáng 25/1, (tức 26 Tết), đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã đến thăm, làm việc và kiểm tra công tác bảo đảm cung ứng điện dịp Tết Nguyên đán 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng
18:59' - 25/01/2025
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 28/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tiếp tục xử lý cán bộ cao hơn vì gây chậm trễ dự án Cảng hàng không Long Thành
16:52' - 25/01/2025
Sáng 25/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, địa phương về đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt điều quyết giữ kỷ lục xuất khẩu
14:16' - 25/01/2025
Thời gian qua, ngành điều Việt Nam đã đối mặt với nhiều biến động về nguyên liệu, giá cả, nhưng cộng đồng doanh nghiệp chế biến điều đã đồng lòng đưa ngành điều về đích như mong đợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
12:55' - 25/01/2025
Sáng 25/1, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy Chính phủ sau sắp xếp: Bộ Tài chính nhiều đầu mối và biên chế nhất
11:46' - 25/01/2025
Về biên chế sau khi hợp nhất, Bộ Tài chính mới có 69.405 biên chế công chức, 17.656 biên chế viên chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi cảng xanh - Bài cuối: Thích nghi với luật chơi mới
10:25' - 25/01/2025
Doanh nghiệp cảng Việt Nam vẫn phải đối mặt với khó khăn, vướng mắc trên hành trình chuyển đổi và phát triển cảng xanh, đòi hỏi sự chung tay của rất nhiều bên mới có thể vượt qua được thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi cảng xanh - Bài 1: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi
10:14' - 25/01/2025
Việt Nam có hệ thống 34 cảng biển đang là mắt xích quan trọng của nền kinh tế đất nước. Hằng năm, khối lượng hàng hóa trung chuyển qua cảng biển khoảng trên 800 triệu tấn.