Việt Nam cam kết đẩy mạnh việc thực hiện toàn diện Mục tiêu phát triển bền vững
Sáng 25/8 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên hợp quốc tại Việt Nam, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ - Đức) tổ chức “Công bố báo cáo Rà soát quốc gia tự nguyện và Đối thoại chính sách hướng tới Hội nghị thượng đỉnh SDG 2023: Cam kết và hành động quốc gia”.
Đây là một trong những hoạt động thuộc khuôn khổ các hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào ngày 18-19/9 tới, cùng với các sự kiện cấp cao khác để thúc đẩy cam kết quốc tế mạnh mẽ hơn nữa trong đẩy nhanh tiến độ đạt được các SDG.
Các quốc gia thành viên được kêu gọi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh với “Cam kết quốc gia về chuyển đổi SDG” nhằm đẩy nhanh việc thực hiện SDG và vận động sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trong nước vào việc chuẩn bị cho Hội nghị.
Sự kiện cũng nhằm mục đích không chỉ tạo nền tảng và động lực cũng như kết nối với các bên liên quan nhằm thúc đẩy SDG mà còn đề ra những ý tưởng thực chất và xác định các ưu tiên chính sách cũng như lĩnh vực đầu tư để hỗ trợ Việt Nam xây dựng “Cam kết quốc gia về chuyển đổi SDG”. Sự kiện có sự tham gia của hơn 100 đại biểu bao gồm lãnh đạo và cán bộ từ các bộ, ban, ngành, cơ quan ở Trung ương và địa phương, Quốc hội, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao, đối tác phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo. Báo cáo Rà soát quốc gia tự nguyện (VNR) lần thứ 2 của Việt Nam đánh giá tiến độ thực hiện SDG, xác định các khó khăn, thách thức và đề ra những ưu tiên chính sách để khắc phục tiến độ SDG.VNR đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho cuộc đối thoại về các chính sách ưu tiên và quá trình chuyển đổi để sau đó chuyển thành các cam kết, sáng kiến và hành động quốc gia nhằm đẩy nhanh tiến độ đạt được SDG.
Tại sự kiện, Tiến sỹ Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chia sẻ về việc Việt Nam đã trình bày thành công VNR năm 2023 và nhấn mạnh những đóng góp tích cực, tham gia sâu rộng của các bên liên quan trong quá trình xây dựng VNR, đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật của GIZ và Liên hợp quốc tại Việt Nam. Ông Lê Việt Anh khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện toàn diện SDG thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách cấp quốc gia, ngành, địa phương.Cùng với đó, Việt Nam sẽ xác định các lĩnh vực trọng tâm, ưu tiên, có tính lan tỏa trong thực hiện SDG để định hướng cho việc tập trung nguồn lực và huy động sự tham gia của các bên liên quan và bày tỏ hy vọng các cuộc đối thoại chính sách chính là điểm khởi đầu quan trọng để các bên cùng chung tay thúc đẩy, đổi mới trong thực hiện nhằm hoàn thành SDG vào năm 2030.
Trong bài phát biểu tại sự kiện, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: Sau nửa chặng đường thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, các SDG trên toàn cầu đang bị chậm tiến độ nghiêm trọng. Những cuộc khủng hoảng liên tiếp trong ba năm vừa qua đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến độ thực hiện SDG.Báo cáo đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc chỉ ra rằng chỉ có 12% mục tiêu cụ thể có thể đánh giá được của SDG đang đúng tiến độ. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải điều chỉnh tiến độ và đảm bảo những bước đột phá để đạt được tất cả SDG vào năm 2030.
Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Báo cáo VNR cho thấy Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể ở nhiều mục tiêu khác nhau, tuy vậy vẫn cần tăng cường thực hiện và đầu tư để đưa tất cả các SDG trở lại đúng tiến độ thì mới có thể đạt được tất cả các mục tiêu cụ thể vào năm 2030. Do đó, bà Pauline Tamesis cho biết: “Liên hợp quốc phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GIZ tổ chức buổi đối thoại này nhằm tạo điều kiện chia sẻ các ý tưởng đổi mới và khuyến nghị trong việc xây dựng Cam kết Quốc gia của Việt Nam về chuyển đổi SDG”. Theo Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, những cam kết này sẽ giúp đưa ra những lộ trình cụ thể cho Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan khác nhau nhằm đạt được bước tiến trong thưc hiện SDG. Ông Simon Kreye, Đại biện lâm thời Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam phát biểu: “Chính phủ Đức rất hân hạnh được hỗ trợ sự kiện. Đây là cơ hội để phát huy sự đồng tâm hiệp lực giữa các tổ chức quốc tế có chung mục đích hỗ trợ Chính phủ Việt Nam hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030”. Ông Simon Kreye cho biết, Chương trình Cải cách Kinh tế Vĩ mô/Tăng trưởng Xanh do GIZ thực hiện theo sự ủy thác của Chính phủ Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý hiệu quả hơn nữa các nguồn lực công và tư, để đầu tư cho tăng trưởng xanh và bao trùm, góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Việt Nam./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 750 doanh nghiệp đóng góp giải pháp hướng đến Việt Nam phát triển bền vững
12:15' - 25/08/2023
Chương trình "Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam" đã xuất hiện như một lời kêu gọi mạnh mẽ các tập đoàn, doanh nghiệp đưa ra các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi số...
-
Kinh tế Việt Nam
Báo cáo Thủ tướng việc thẩm định đề án tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia khỏi EVN
17:01' - 23/08/2023
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Ủy ban Quản lý vốn phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng phương án đảm bảo nguồn lực cho Công ty TNHH MTV vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực mới cho vùng Đông Nam Bộ phát triển
16:59' - 23/08/2023
Các địa phương trong vùng cần xác định các vùng động lực, các hành lang kinh tế mới, bổ sung cho nhau tạo động lực mạnh mẽ cho vùng phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu xây nhà ga hành khách sân bay Long Thành
13:17' - 23/08/2023
Tổ công tác liên ngành sẽ bắt đầu rà soát một số nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu liên quan đến kiến nghị của nhà thầu về Gói thầu 5.10 – xây dựng nhà ga hành khách sân bay Long Thành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ bắt tay thúc đẩy thương mại điện tử
10:01'
Việc kết nối các nền tảng thương mại điện tử, xây dựng cơ chế pháp lý hỗ trợ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là chìa khóa để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực nào cho tăng trưởng cao bền vững kinh tế?
21:59' - 01/04/2025
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát “đập bỏ” các điểm nghẽn thể chế đang kìm hãm năng lực phát triển của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
20:32' - 01/04/2025
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 2547/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phương án đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại
20:16' - 01/04/2025
Thông qua cơ chế Uỷ ban liên Chính phủ, Việt Nam – Belarus sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Belarus trên tất cả các lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà Vua Bỉ
20:02' - 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà Vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm kiếm giải pháp về kiểm soát thương mại chiến lược
20:02' - 01/04/2025
Chiều 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe
19:39' - 01/04/2025
Trong chương trình chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu, chiều 1/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc hoàn thành tuyến cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn trong năm 2025
17:39' - 01/04/2025
Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn có tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng, với chiều dài 88 km (gồm 3 gói thầu XL1, XL2, XL3) đi qua địa phận các tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội: Bàn giải pháp tháo gỡ “nút thắt” quỹ đất
16:53' - 01/04/2025
Báo cáo của Bộ Xây dựng về nhà ở xã hội chỉ ra rằng, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, cả nước có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 593.428 căn.