Việt Nam có bước tiến vượt bậc trong đổi mới sáng tạo toàn cầu
Báo cáo Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2017 (GII-2017) vừa được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), trường Đại học Cornell và Viện nghiên cứu INSTEAD công bố ngày 15/6 cho thấy Việt Nam được xếp hạng thứ 47/127 vượt 12 bậc so với năm 2016 (xếp thứ 59). Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam từng đạt được từ trước đến nay.
Việt Nam đạt được thứ hạng cao, tăng 12 bậc so với năm 2016 là nhờ việc triển khai quyết liệt Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.Nghị quyết 19 đã sử dụng bốn đánh giá xếp hạng toàn cầu gồm: mức độ thuận lợi kinh doanh; năng lực cạnh tranh quốc gia của WEF; năng lực đổi mới sáng tạo của WIPO; chính phủ điện tử của Liên hợp quốc.
Bằng Nghị quyết 19, lần đầu tiên Việt Nam định vị và đặt mục tiêu về chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia trong xếp hạng toàn cầu; đồng thời xây dựng và thực hiện hệ chính sách tương ứng theo thông lệ quốc tế.Chính phủ đã đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2020, các chỉ số đổi mới sáng tạo (theo đánh giá của WIPO) sẽ chỉ đứng sau Singapore, Malaysia và đứng trên Thái Lan và một nước Đông Nam Á khác.
Năm 2017, chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối hướng dẫn, phối hợp với các bộ ngành, địa phương nghiên cứu, sử dụng báo cáo hàng năm về Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu (GII) để thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, được thể hiện thông qua việc cải thiện GII.Ngoài ra, ngay sau khi được giao nhiệm vụ cải thiện GII, các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương vào cuộc, thực hiện ngay các biện pháp khả thi như: cập nhật các số liệu lạc hậu, thu thập và bổ sung một số số liệu còn thiếu, qua đó góp phần có được đánh giá toàn diện, sát thực hơn về năng lực của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam qua các số đo và xếp hạng GII năm 2017.
Việt Nam xếp hạng 47 trên 127 quốc gia/nền kinh tế năm 2017 và là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được từ trước đến nay. Nếu tính theo chuẩn GDP thì Việt Nam đạt kết quả cao hơn kỳ vọng. Trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đã vươn lên xếp hạng thứ nhất (từ vị trí số 3 năm 2016).Trong khu vực gồm Đông Nam Á, Đông Á, và châu Đại Dương, Việt Nam xếp thứ 9. Trong ASEAN, Việt Nam vươn lên và đứng trên Thái Lan.
Việt Nam được đánh giá có thế mạnh trong 7 trụ cột: đầu ra tri thức và công nghệ; chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường; chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh; chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục…
Tiến bộ đạt được ở hầu như tất cả các trụ cột của GII năm 2017 có thể nhìn nhận là kết quả chung của cả quá trình phát triển của Việt Nam trong những năm qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam.Từ năm 2014 và liên tiếp trong các năm 2015, 2016, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với những mục tiêu cụ thể gắn với các chỉ số đo đếm được theo các phương pháp chuẩn mực được thế giới công nhận.
Trong báo cáo GII-2017 của WIPO cho biết: Một số nền kinh tế ASEAN, cụ thể là Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, hiện được coi là “những con hổ châu Á mới”.Các nền kinh tế này tham gia ngày càng nhiều vào một số chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực, đồng thời, tích cực trong việc cải thiện kết quả đổi mới sáng tạo như làm nổi bật việc sử dụng các bài học tốt từ phát hiện GII gắn với những kết quả đổi mới sáng tạo quan trọng.
Năm 2017, thông qua Nghị quyết 19 của Chính phủ ban hành, Việt Nam đã phân công nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp cải thiện kết quả GII và Bộ Khoa học và Công nghệ đã được giao làm đầu mối phối hợp thực hiện.Hội nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với WIPO được tổ chức tại Hà Nội vào tháng Ba vừa qua nhằm giải quyết vấn đề dữ liệu còn thiếu cũng như giúp Việt Nam phát huy các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu về đổi mới sáng tạo./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam chưa tận dụng được hết lợi ích từ FDI
10:51' - 16/06/2017
Liên kết dọc giữa các công ty trong nước với các doanh nghiệp FDI còn rất yếu. Chỉ có gần 27% đầu vào của doanh nghiệp FDI được mua tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải thăm, chúc mừng Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp 21/6
20:17' - 15/06/2017
Đồng chí Hoàng Trung Hải đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng của Thông tấn xã Việt Nam trong việc đưa thông tin đến với nhân dân trong nước và bạn bè thế giới.
-
Doanh nghiệp
Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản
18:11' - 15/06/2017
Ngày 15/6, tại Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh tương đương các nước đứng đầu ASEAN
16:48' - 15/06/2017
Giai đoạn 2017 - 2018, Việt Nam phấn đấu cải thiện môi trường kinh doanh tương đương các nước đứng đầu khu vực ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý dược cần chặt chẽ nhưng đảm bảo thông thoáng
15:27'
Việc ghi nhận ý kiến, tiếng nói của doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi của Luật Dược rất quan trọng, đảm bảo cơ sở và chất lượng văn bản luật được tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn lực giải phóng xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong tháng 3/2025
14:53'
Từ nay đến cuối tháng 2/2025, các đoàn sẽ gặp gỡ người dân vùng dự án để tuyên truyền, vận động các hộ bàn giao mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh xây dựng kịch bản tăng trưởng 14% năm 2025
12:45'
Đầu tháng 2/2025, tỉnh Quảng Ninh bất ngờ thay đổi kịch bản, nâng mức tăng trưởng kinh tế lên l4% trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến nông phải cùng với nông dân chuyển đổi sang phương thức sản xuất hữu cơ, hiện đại
12:45'
Sáng 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về Chiến lược phát triển khuyến nông đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 (Chiến lược khuyến nông).
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép đón chuyến tàu đầu tiên của Liên minh Premier
10:28'
Liên minh Premier được hình thành từ tái cấu trúc chiến lược của Liên minh THE trước đây bao gồm ba hãng tàu lớn: ONE (Ocean Network Express), HMM và Yang Ming, chính thức hoạt động từ tháng 2/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội lên phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình
10:20'
UBND thành phố Hà Nội đang lên phương án xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) với Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
10:08'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 18/2, với 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,86% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Những gợi ý để kinh tế Bình Dương tăng trưởng 2 con số
09:59'
Theo ông Bùi Minh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh được giao tăng trưởng kinh tế 10% trong năm 2025 theo Nghị quyết 25/NQ-CP là nhiệm vụ thách thức nhưng cũng mang ý nghĩa quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Pháp hướng tới năm 2025 gặt hái nhiều thành tựu
09:16'
Tối 17/2, tại Tòa thị chính Paris đã diễn ra chương trình “Tết cộng đồng Việt Nam mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với thành phố Paris tổ chức.