Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản
Theo số liệu của JETRO, tính đến tháng 12 /2016, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam hiện đứng ở vị trí thứ 2 trong số các quốc gia khu vực ASEAN. Trong đó nhiều ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng, nổi bật nhất là ngành điện tử.
Các thương hiệu điện tử lớn như Intel, Panasonic và Microsoft đã được dịch chuyển sang Việt Nam trong khi các doanh nghiệp nội địa tiếp tục dành được các đơn hàng mới. Nhập khẩu tăng gần gấp 3 lần từ năm 2011 đến năm 2016 và xuất khẩu tăng gần 5 lần, từ 12,8 tỷ đô la Mỹ lên 65,8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2015.
Trong năm vừa qua, số lượng xuất khẩu linh kiện điện thoại di động và điện thoại luôn giữ tỷ trọng cao nhất, góp phần lớn vào cân bằng thương mại của Việt Nam và giảm nhập siêu. Trong năm nay, Việt Nam dự kiến sẽ vượt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ đô la Mỹ hang điện tử. Ông Kitagawa Hironobu, Trưởng Văn phòng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại Hà Nội cho biết, Việt Nam đang nhận được sự quan tâm từ doanh nghiệp Nhật Bản với hơn 570 dự án đầu tư vào Việt Nam trong năm 2016. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện còn thấp, chỉ đạt 34%. Doanh nghiệp Nhật Bản phải nhập khẩu từ các nước xung quanh như Thái Lan, Trung Quốc. Đây là nguyên nhân dẫn đến gia tăng chi phí và rủi ro lớn cho doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực chế tạo tại Việt Nam. Ông Kitagawa cho rằng ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có tiềm năng rất lớn, tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiểu rõ hơn quan niệm sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản, khi sản xuất ra các linh kiện phụ tùng thì không chỉ đơn thuần sản xuất ra các đồ vật mà Việt Nam cần phải cân nhắc làm sao để nâng cao hơn giá trị gia tăng, gắn liền với các sản phẩm đó. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể sánh vai cùng với các doanh nghiệp Nhật Bản trong chuỗi công nghiệp phụ trợ toàn cầu. Tiến sĩ Trương Thị Chí Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hướng tới khách hàng Nhật Bản là điều đương nhiên vì chúng ta đang có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản hợp tác. Thời gian tới sẽ có nhiều thách thức nên nếu chúng ta muốn tiếp tục làm việc với Nhật Bản, thì cần tiếp tục thay đổi. Đồng tình với quan điểm này, ông Lưu Hoàng Long, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) cũng cho hay, Việt Nam đang dần trở thành trung tâm sản xuất mới vô cùng hấp dẫn với nguồn lao động có trình độ và chi phí thấp hơn Indonesia và chỉ bằng một nửa của Thái Lan. Thế nhưng tương lai tích cực này cũng thách thức không nhỏ đối với công nghiệp điện tử Việt Nam. Ông Long chia sẻ: “Ấn Độ là đối thủ lớn nhất của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính vì Ấn Độ áp dụng mức ưu đãi cấp 2 độ của cả Chính phủ lẫn các tiểu bang, cùng với mức lương thấp và nền công nghiệp công nghệ cao. Vì vậy, Ấn Độ vẫn giữ vị trí là "Thung lũng Silicon" của châu Á”./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ gia tăng xuất khẩu và doanh số
17:51' - 29/05/2017
Trong số hơn 200 doanh nghiệp, đã có tới 98% doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng và 36% doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu.
-
Ngân hàng
10.000 tỷ đồng phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh
16:01' - 18/04/2017
VietinBank đồng hành cùng Sở Công Thương TP.HCM ra mắt Chương trình cho vay đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP. HCM với quy mô 10.000 tỷ đồng.
-
Ngân hàng
Tp. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất phát triển công nghiệp hỗ trợ
15:55' - 18/04/2017
Mức lãi suất hỗ trợ cho doanh nghiệp theo thực tế nhưng tối đa không quá mức lãi suất huy động tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng bình quân của 4 ngân hàng thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.