Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút, phát triển thị trường offshore
Với các ưu thế về lực lượng lao động chi phí phải chăng, có nguồn nhân lực tay nghề cao, thông thạo ngoại ngữ và cơ sở hạ tầng ngành công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam không ngừng được phát triển, Việt Nam đang là sự lựa chọn hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp outsource (thuê ngoài).
Đây là thông tin được tập đoàn tư vấn bất động sản Knight Frank công bố trong báo cáo Chân trời châu Á - Thái Bình Dương: Khai thác tiềm năng offshore (hình thức đăng ký, quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh ở nước ngoài)) vừa được công bố.
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh đầy biến động và thách thức ảnh hưởng không nhỏ đến cảm tính của các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu, thị trường offshore khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại được dự đoán sẽ tăng hơn gấp đôi giá trị, đạt 185,1 tỷ USD vào năm 2032. Dự kiến mức tăng trưởng này sẽ thúc đẩy nhu cầu phát sinh thêm từ 4,7 đến 5 triệu m2 diện tích văn phòng mỗi năm trong vòng 3 năm tới.
Báo cáo của Knight Frank cho biết, các tổ chức, doanh nghiệp toàn cầu đang ra sức tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu chi phí và ngày càng nhiều doanh nghiệp coi offshore là con đường chiến lược. Châu Á-Thái Bình Dương có bốn thị trường được coi là địa điểm offshore tốt nhất thế giới bao gồm Ấn Độ, Philippines, Malaysia và Việt Nam.
Đối với Việt Nam, dẫn theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Statista, Knight Frank cho biết, doanh thu thị trường offshore dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 8,78% giai đoạn từ 2024 đến 2028. Đứng thứ bảy trong số các địa điểm outsource tốt nhất thế giới. Cùng với đó, sự hiện diện của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, Việt Nam được định vị như một trung tâm kỹ thuật số toàn cầu.
Bà Christine Li, Giám đốc Dịch vụ Nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Knight Frank cho biết, offshore đã và đang là động lực thiết yếu khiến nhu cầu văn phòng tăng cao tại khắp 4 trung tâm kinh tế nói trên trong quá trình tăng trưởng vững chắc. Chúng tôi dự báo rằng khoản chi phí tiết kiệm được sẽ thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động offshore. Điều này đã được minh chứng tại Ấn Độ. Từ năm 2022 đến năm 2023, các giao dịch liên quan đến tỷ lệ Trung tâm Tương thích Toàn cầu (Global Compatibility Centre – GCC) đã tăng 10%, chiếm đến 35% tổng thị phần. Có thể nhận thấy xu hướng tương tự cũng xuất hiện tại ba thị trường còn lại là Philippines, Malaysia và Việt Nam, là những nơi offshore ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhu cầu về không gian văn phòng.
Việt Nam là lựa chọn phổ biến trong hoạt động Gia công quy trình kinh doanh (Business Process Outsourcing – BPO), đặc biệt là trong ngành công nghệ thông tin, với nguồn nhân lực có kỹ năng chỉ sau Ấn Độ. Việt Nam cũng đem lại giá trị chi phí kinh doanh cao nhất, cụ thể là về nhân công, kết hợp với một viễn cảnh tươi sáng cho khách thuê khi giá thuê văn phòng, vốn có thể chiếm 10% đến 15% chi phí vận hành, ngày càng giảm. Dự kiến giá thuê văn phòng ở các thành phố lớn tại Ấn Độ sẽ cao hơn giá thuê ở Thành phố Hồ Chí Minh trong 3 năm tới. Với nguồn cung dồi dào từ các dự án toà nhà văn phòng mới và sắp khai trương ở khu đô thị mới Thủ Thiêm ở Thành phố Thủ Đức, giá thuê dự kiến sẽ giảm hơn 20% vào năm 2026.
Phân tích các xu hướng và tác nhân chính phát triển thị trường outsource, các chuyên gia của Knight Frank cho biết, lực lượng lao động với chi phí phải chăng của Việt Nam là yếu tố chính để thu hút hoạt động outsource, bởi lẽ chi phí nhân công thấp hơn các quốc gia châu Âu và châu Á khác sẽ hấp dẫn các doanh nghiệp tìm kiếm dịch vụ chất lượng cao với giá cả hợp lý. Một xu hướng đáng chú ý trong thị trường offshore tại Việt Nam là sự dịch chuyển về các dịch vụ giá trị cao như lập trình phần mềm, hay nghiên cứu và phát triển.
Mặt khác, Việt Nam có nguồn nhân lực tay nghề cao và thông thạo ngoại ngữ, được Hãng tư vấn A.T. Kearney xếp Việt Nam đứng thứ bảy trong Chỉ số địa điểm dịch vụ toàn cầu (GSLI) về điểm đến outsource hàng đầu.
Cũng theo Knight Frank, một điểm đáng chú ý khác là cơ sở hạ tầng ngành công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam không ngừng được phát triển. Chính phủ Việt Nam cũng tăng cường đầu tư nhằm cải thiện tốc độ internet, xây dựng trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng công nghệ, đảm bảo mạng lưới truyền thông tốc độ cao, đáng tin cậy phục vụ các hoạt động offshore.
Theo Statista, ước tính thị trường BPO ở Việt Nam đạt doanh thu 0,53 tỷ USD trong năm 2023, với tỷ lệ CAGR 12,7% giai đoạn 2016-2023. Nhu cầu về dịch vụ outsource như hỗ trợ khách hàng, nhập liệu và lập trình phần mềm ngày càng tăng cao. Với vị trí chiến lược nằm gần các thị trường trọng điểm như Trung Quốc và Nhật Bản, lực lượng lao động có chuyên môn và chi phí dịch vụ phải chăng, Việt Nam là sự lựa chọn hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp outsource.
Điểm độc đáo của thị trường BPO Việt Nam là có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), thường tập trung trong các phân khúc đặc thù như trò chơi điện tử hay thương mại điện tử, cung cấp giải pháp theo yêu cầu của khách hàng. Thị trường BPO Việt Nam cũng được chia theo phân khúc ngành và quy mô doanh nghiệp, trong đó đến 82% là SME. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin thường thuê cả toà nhà văn phòng tại các khu công nghệ cao được ưu đãi thuế, trong khi những bộ phận Hành chính, văn phòng hay dịch vụ khách hàng chủ yếu thuê các toà nhà văn phòng hạng B và hạng C.
Theo Knight Frank, thị trường BPO Việt Nam sẽ tiếp tục thụ hưởng lợi ích từ những nhân tố kinh tế vĩ mô như lực lượng lao động trẻ có quy mô linh hoạt và dân số trung lưu ngày càng đông. Các chính sách, động thái của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài cũng sẽ là tác nhân tích cực cho thị trường này. Thêm vào đó, vị trí địa lý chiến lược và vị thế môi trường kinh doanh thuận lợi cũng khiến Việt Nam trở thành điểm đến đầy hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Từ khóa :
- thị trường offshore
- Việt Nam
- offshore
- thị trường BPO
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Công suất nguồn điện năng lượng tái tạo tới năm 2030
12:32' - 16/04/2024
Tới năm 2030, tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW; điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ) là 21.880 MW; thủy điện là 29.346 MW; điện sinh khối là 1.088 MW…
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát lạm phát, tạo dựng niềm tin cho doanh nghiệp
12:04' - 16/04/2024
Với các yếu tố kiềm chế lạm phát, kinh nghiệm của Chính phủ trong điều hành, mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 từ 4-4,5% đã được Quốc hội thông qua là có tính khả thi.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ hoàn thành lập quy hoạch 30 cảng hàng không đến năm 2025
12:09' - 15/04/2024
Về tổng nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không (không gồm các công trình do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam tự cân đối đầu tư), dự kiến giai đoạn 2021-2030 ước khoảng 420.472 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59'
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34'
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.