Việt Nam có nhiều hành động thúc đẩy tăng trưởng xanh
Sáng 12/1, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị Điều phối Tăng trưởng xanh – Báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh ở Việt Nam (2012-2016).
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, hiện nay, Việt Nam đã có 5 bộ, 30 tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh.
Nhiều địa phương và doanh nghiệp đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và đang triển khai trên các mặt: huy động nguồn lực, tăng cường thể chế chính sách, tăng cường năng lực và đổi mới công nghệ. Quan trọng hơn là nhiều hoạt động cụ thể đã được triển khai và đem lại kết quả đáng khích lệ cũng như bài học quý giá.
Việt Nam đã tham gia Thỏa thuận Paris được thông qua tại COP ngày 21/11/2015 với các cam kết trong đóng góp quốc gia tự quyết định. Theo TS. Phạm Hoàng Mai, các cơ quan Chính phủ và các đối tác phát triển đã có nhiều hoạt động để thúc đẩy thực hiện các cam kết quan trọng này.
Tháng 10/2016, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris và Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam. Những nỗ lực này góp phần cụ thể hóa hành động của Việt Nam hướng tới mục tiêu đề ra tại Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, TS. Hoàng Danh Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cho rằng, kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh cần được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và sự đồng thuận của các bên liên quan.
Kế hoạch này đưa ra các ưu tiên và cần được lồng ghép vào các quy hoạch tổng thể và thực hiện với sự hỗ trợ kịp thời của các đối tác phát triển. Ở cấp quốc gia, kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh cũng cần được xây dựng và thực hiện dựa trên những lĩnh vực then chốt, kế thừa những nỗ lực sẵn có như các chương trình mục tiêu.
Ông Craig Hart, Phó Giám đốc USAID Việt Nam nhấn mạnh: “Huy động được các nguồn lực quốc tế là rất quan trọng nhưng chúng ta cũng cần phải xem xét việc nâng cao hiệu quả các cơ chế tài trợ trong nước. Một ví dụ là việc thanh toán cho các dịch vụ môi trường rừng đã mang lại khoản doanh thu cho Việt Nam khoảng 60 triệu USD mỗi năm. Năm ngoái lần đầu tiên gần 20.000 người dân nông thôn đã nhận được tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, bên cạnh đó việc bảo vệ rừng được đảm bảo".
Bà Louise Chamberlain, Giám đốc Quốc gia UNDP, đồng chủ tọa hội nghị đã đưa ra một số đề xuất thúc đẩy việc thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam là đề nghị Chính phủ đưa ra chính sách và cam kết dài hạn giúp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, cải cách giá năng lượng, cơ chế khuyến khích đầu tư, và thay đổi cách thức quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực năng lượng.
“Thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư là hết sức cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế theo hướng phát triển xanh”, bà Louise Chamberlain nhấn mạnh./.
>>> Gắn tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế địa phương
>>> Gần 30 tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động tăng trưởng xanh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Gắn tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế địa phương
11:08' - 31/10/2016
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, đây là vấn đề lâu dài và đã được quan tâm, nhưng chưa làm được nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 30 tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động tăng trưởng xanh
14:47' - 11/10/2016
Chiến lược tăng trưởng xanh là con đường hướng tới thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam với mục tiêu tương tự về giảm phát khí thải CO2 và kế hoạch hành động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.