Việt Nam có tốc độ tăng trưởng về chỉ số phát triển con người cao nhất trên thế giới
Ngày 9/12 tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ công bố Báo cáo phát triển con người năm 2019 với chủ đề “Bất bình đẳng trong phát triển con người ở thế kỷ 21: Không chỉ thu nhập, mức trung bình và hiện tại.”
Qua đó, cung cấp một bức tranh toàn cảnh về đa dạng các hình thức bất bình đẳng định hình thế giới trong thế kỷ 21 với những cách thức để giải quyết vấn đề này.
Theo báo cáo tại sự kiện, UNDP đánh giá rằng, Việt Nam đã đạt được tiến bộ tốt trong phát triển con người với mức tăng trưởng trung bình về Chỉ số Phát triển con người (HDI) ở mức 1,36% trong suốt giai đoạn 1990 - 2018.
Điều này giúp Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số HDI cao nhất trên thế giới.
Phát biểu trong lễ công bố, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP ở Việt Nam, nhấn mạnh, Báo cáo Phát triển con người năm 2019 đã hé lộ một thế hệ mới các hình thức bất bình đẳng đang nổi lên xung quanh các vấn đề về công nghệ số, giáo dục và cuộc khủng hoảng khí hậu; cũng như đề xuất các cách thức mới để đo lường và tiếp cận các hình thức bất bình đẳng này.
Bà Wiesen ghi nhận rằng, Việt Nam đã kiên định quan điểm phát triển lấy con người làm trọng tâm và sự bình đẳng trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
“Việt Nam đã đạt được tăng trưởng đáng kể trong phát triển con người kể từ năm 1990 với mức độ bất bình đẳng tăng chậm. Căn cứ vào chỉ số HDI điều chỉnh theo bất bình đẳng, Việt Nam đạt được thứ hạng cao hơn 9 bậc so với năm 2018”.
Các chỉ số trong báo cáo cũng cho thấy, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đang ở gần mức trần của nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người ở mức trung bình.
Với chỉ số HDI là 0,63, Việt Nam xếp thứ 118/189 quốc gia trên thế giới. Việt Nam chỉ cần thêm 0,007 điểm để vào được nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người ở mức cao.
Việt Nam cũng đang có những kết quả tốt về bình đẳng giới. Chỉ số phát triển giới ở mức 1,003 điểm đã đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu trong số 5 nhóm gồm 166 nước trên toàn thế giới, xếp thứ 68 trong số 162 nước về chỉ số phát triển giới.
Đặc biệt đáng khen ngợi là tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đã giúp Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ này.
Tuy nhiên, xét về toàn diện, Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề quan trọng cần tiếp tục được cải thiện. Việt Nam hiện nằm trong nhóm 1/3 các nước xếp hạng thấp nhất toàn cầu về tỷ lệ giới tính khi sinh; bạo lực đối với phụ nữ gây ra bởi đối tượng không phải là chồng/bạn tình vẫn còn khá cao với 34,4% và tỷ lệ phụ nữ có tài khoản tại các tổ chức tài chính hoặc với các công ty cung cấp dịch vụ tài chính qua di dộng 30,4%.
Báo cáo cho thấy rằng, bất chấp các tiến bộ chưa từng có như chống nghèo đói và bệnh tật, các vấn đề bất bình đẳng có tính hệ thống đang gây tổn thương sâu sắc tới xã hội Việt Nam. Bất bình đẳng thể hiện ở 3 khía cạnh là vượt ra ngoài thu nhập, mức bình quân và hiện tại.
Tuy nhiên, vấn đề bất bình đẳng không phải là không có giải pháp. Báo cáo cũng đưa ra một loạt các lựa chọn chính sách để đối phó với vấn đề này.
Việt Nam đã ý thức được vấn đề này và là một trong số ít các nước trên thế giới đã tiên phong áp dụng phương pháp và cách thức đo lường nghèo đa chiều kể từ năm 2015.
Thành tựu của Việt Nam trong giảm nghèo đa chiều cũng rất đáng kể: chỉ số nghèo đa chiều (MPI) ở mức 0,019, xếp thứ 29 trong tổng số 102 nước và cũng trong nhóm dẫn đầu ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương về chỉ số này.
Đại diện phía Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Đại Thắng đánh giá cao những nỗ lực của UNDP trong việc xây dựng và công bố Báo cáo phát triển con người hàng năm.
Với tiêu đề “Bất bình đẳng trong phát triển con người ở thế kỷ 21: Không chỉ về thu nhập, không chỉ ở mức trung bình và không chỉ ở hiện tại” đã bao quát khá toàn diện các chỉ số về phát triển con người, bất bình đẳng và giảm nghèo đa chiều… ở Việt Nam.
Với những giải pháp khắc phục mà UNDP đề xuất, Chính phủ Việt Nam sẽ dành nhiều sự quan tâm và tập trung hơn để nhanh chóng khắc phục, giải quyết những vấn đề về xã hội, giảm thiểu những tác động tiêu cực, những tổn thương không đáng có đối với người dân và toàn xã hội./.
- Từ khóa :
- hà nội
- Báo cáo phát triển con người
- UNDP
- việt nam
Tin liên quan
-
Kinh tế số
VTVcab hợp tác ra mắt thương hiệu SEOUL MADE tại Việt Nam
14:08' - 08/12/2019
Diễn ra trong 2 ngày 7 – 8/12/2019, Seoul Made Street quy tụ hơn 120 doanh nghiệp Seoul trưng bày, giới thiệu hàng trăm sản phẩm mỹ phẩm, thời trang, tiêu dùng...
-
DN cần biết
Tìm nguồn thu khả thi để quảng bá du lịch Việt Nam
08:53' - 08/12/2019
Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch Việt Nam đã ra đời với mục đích đóng góp hiệu quả cho việc xúc tiến, quảng bá nhưng chưa thể vận hành vì còn có khó khăn, vướng mắc.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh doanh Việt Nam-Campuchia
21:32' - 06/12/2019
Việc diễn ra dồn dập nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư-thương mại, du lịch giữa hai nước ở cả Việt Nam và Campuchia trong vòng hai tuần qua đã cho thấy sự quan tâm lớn của doanh nghiệp hai nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34'
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29'
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45'
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30'
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09'
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47'
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41'
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23'
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
13:38'
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tăng cường kiểm tra, nắm tình hình để kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp xã khi vận hành bộ máy mới.