Việt Nam đề nghị miễn xét nghiệm thực phẩm đông lạnh xuất sang Trung Quốc
Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Bộ Công Thương cho biết, từ đầu tháng 5 năm 2021, Việt Nam bắt đầu xuất hiện nhiều ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng.
Campuchia, Lào tiếp tục phải đối mặt với làn sóng dịch thứ 3, bắt đầu từ tháng 3, 4 năm 2021 vẫn chưa kết thúc.
Chính vì vậy, nhiều khả năng cả 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia tiếp tục siết chặt hơn nữa các biện pháp phòng dịch ở các cửa khẩu biên giới đường bộ, gây ảnh hưởng tới lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới.
Lường trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam đã chủ động có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào, Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị phối hợp chặt chẽ thực hiện mô hình thông quan tại các cửa khẩu biên giới đường bộ theo hướng vừa phòng dịch nhưng vẫn tạo điều kiện cho lưu chuyển hàng hóa thông suốt, không gián đoạn.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc miễn kiểm tra, xét nghiệm virus trên nông thủy sản, thực phẩm đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ đối tác, các địa phương biên giới theo dõi sát tình hình phòng chống dịch, tình hình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới đường bộ với Lào, Campuchia, Trung Quốc để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc và xử lý, vì an toàn của người dân, vì lợi ích của người nông dân, người tiêu dùng và doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, hầu hết các nước đều có xu hướng siết chặt các quy định và kiểm soát nhập khẩu nhằm ngăn chặn dịch xâm nhập vào nội địa thông qua hàng hóa nhập khẩu, nhất là qua nông sản, thủy sản nhập khẩu.
Xu hướng này gây nhiều khó khăn cho hàng xuất khẩu, doanh nghiệp và nông dân Việt Nam, những người vốn đã rất lao đao trong bối cảnh dịch bệnh.
Không chỉ vậy, có những thời điểm mà hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ùn ứ tại các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, hàng thủy sản không thể xuất khẩu sang Lào, Campuchia do các nước này ban hành biện pháp tạm dừng nhập khẩu thủy sản.
Trước những khó khăn đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thúc đẩy phía Trung Quốc, Lào, Campuchia thống nhất triển khai mô hình thông quan phòng dịch tại các cửa khẩu biên giới đường bộ từ cuối quý I năm 2020.
Nhờ vậy, lưu chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đường bộ trên tuyến biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam được đảm bảo thông suốt, không gián đoạn trong phần lớn của năm 2020.
Đáng lưu ý, các nước Campuchia và Lào cũng đã lần lượt hủy bỏ các biện pháp tạm dừng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam vào tháng 2 và tháng 4/2021.
Theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng thương mại song phương giữa Việt Nam với từng nước Lào, Campuchia, Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh trong năm 2020 và quý I năm 2021./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Cung cấp thông tin xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc cho doanh nghiệp
13:24' - 23/04/2021
Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu lớn của các doanh nghiệp Long An. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa tỉnh Long An và Trung Quốc năm 2020 là 1.280 triệu USD; trong đó, xuất khẩu đạt 380 triệu USD.
-
Ý kiến và Bình luận
Xuất nhập khẩu hàng hóa có thể cán mốc 600 tỷ USD
11:12' - 21/04/2021
Mặc dù chưa kết thúc tháng đầu tiên của quý II nhưng giới phân tích vẫn cho rằng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá năm nay có thể cán mốc 600 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Malaysia: Thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện và đi vào chiều sâu
10:14'
Chuyến thăm chính thức Malaysia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tiếp thêm động lực thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và đi vào chiều sâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài cuối: Giải pháp phù hợp với khả năng người Việt
09:58'
Để chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam cần quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng với hệ thống các chính sách hỗ trợ kịp thời.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài 1: Khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn
09:57'
Trong tiến trình chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo thực hiện sáp nhập Lâm Đồng – Bình Thuận - Đắk Nông
09:20'
Ngày 24/5, Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, để phục vụ cho việc sáp nhập, Tỉnh ủy các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo hợp thực hiện nhất 3 tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:43'
Sáng 24/5, Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước theo nghi thức Quốc tang đã được tổ chức trọng thể tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội mới trong họp tác dệt may Việt Nam - Ấn Độ
08:02'
Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước cơ hội hợp tác chiến lược mới khi hai bên có thể bổ trợ cho nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu.