Việt Nam đi đầu trong hội nhập kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Theo hãng tin trên, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào tháng 1/2020 và đã chứng tỏ khả năng thích ứng trong bối cảnh những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra.
Việc hoàn tất ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) dưới sự chủ trì của Việt Nam trong năm nay sẽ củng cố vai trò quan trọng của Việt Nam ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trải qua 8 năm và hơn 30 vòng đàm phán, RCEP hứa hẹn thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế của 15 nước thời kỳ hậu COVID-19.
Chiếm 29% tổng GDP toàn cầu, các điều khoản của hiệp định thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của chuỗi giá trị khu vực và giảm đáng kể các rào cản pháp lý đối với đầu tư.
Sự tích cực của Việt Nam đối với RCEP đánh dấu sự chuyển mình để trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất và gắn kết quốc tế nhất trong khu vực.
RCEP có lẽ là nỗ lực rõ nét nhất của Việt Nam trong việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu bắt đầu từ giữa những năm 1990.
Sau khi thực hiện công cuộc Đổi mới từ năm 1986, Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007.
Việt Nam tránh chủ nghĩa bảo hộ và bắt đầu theo đuổi một số hiệp định thương mại tự do (FTA) từ năm 2005. Hiện Việt Nam đã có một số FTA với các nền kinh tế tiên tiến.
Không chỉ nổi lên với tư cách là bên tham gia các nỗ lực thương mại đa phương, Việt Nam còn là một trong những bên tích cực nhất trong việc đề xuất hội nhập thương mại khu vực.
Việt Nam là thành viên của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với sự tham gia của nhiều nước trong đó có Australia, New Zealand và Nhật Bản.
Vài tháng sau khi Mỹ rút khỏi TPP, các thành viên còn lại gặp nhau bên lề Hội nghị Bộ trưởng thương mại APEC 2017 do Việt Nam đăng cai tổ chức.
Tại đây, các bộ trưởng đã tái khẳng định giá trị của TPP và thảo luận về cách thức hoàn thành TPP với 11 nước ký kết ban đầu.
RCEP tiếp tục thể hiện các nỗ lực của Việt Nam và sẽ đưa Việt Nam và các đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào vị trí thuận lợi để giải quyết các vấn đề kinh tế khu vực, đặc biệt là hậu quả của đại dịch COVID-19, vốn ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến Đông Nam Á.
Với việc kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra.
Ngay cả trong tình huống bi quan nhất, nền kinh tế Việt Nam sẽ duy trì tăng trưởng tích cực trong năm 2020.
Khi Việt Nam trở lại đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN, có lẽ là vào năm 2030, nền kinh tế nước này sẽ đang trên lộ trình trở thành một trong những nền kinh tế lớn của khu vực, trong đó có sự đóng góp của RCEP.
Cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hậu COVID-19, RCEP sẽ nâng cao hơn nữa khả năng thu hút đầu tư của Việt Nam, nhờ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển đầy hứa hẹn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thái Lan đánh giá cao vai trò dẫn dắt của Việt Nam
17:39' - 12/11/2020
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan đã trả lời phỏng vấn của TTXVN về các chủ đề thảo luận tại các hội nghị và vai trò của Việt Nam trên cương vị nước Chủ tịch ASEAN 2020.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Singapore đánh giá Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN 2020
08:02' - 11/11/2020
Ông Choi Shing Kwok, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ASEAN khẳng định 2020 là năm đặc biệt khó khăn và Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN trước tất cả những khó khăn và trở ngại.
-
Kinh tế Việt Nam
Những dấu ấn của Việt Nam trong ASEAN
16:14' - 10/11/2020
25 năm qua, kể từ khi gia nhập ASEAN (28/7/1995), Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23'
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.